Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=3157 : Băn Khoăn ..... : alibaba911 09:55:14 PM Ngày 08 March, 2010 Theo thí nghiệm Iâng dùng một nguồn sáng điểm chiếu sáng đồng thời 2 khe thì xẩy ra hiện tượng giao thoa án sáng . Bây giờ nếu dùng 2 bóng đèn giống hệt nhau , đặt song song như 2 cái lỗ trong thí nghiệm giao thoa thì nó lại không xẩy ra hiện tượng giao thoa ? theo thực nghiệm thì nó không có gì khác nhau nhỉ ? ai giải thích hộ cái =.=
: Trả lời: Băn Khoăn ..... : zipi 05:16:11 PM Ngày 09 March, 2010 hì, ánh sáng từ 2 cái đèn đó phát ra có phải là 2 nguồn kết hợp ko alibaba? :)
: Trả lời: Băn Khoăn ..... : Ly.$_@ 07:15:24 PM Ngày 23 March, 2010 uhm Ko quan sát được vân giao thoa vì ánh sáng phát ra từ hai nguồn tự nhiên , độc lập ko bao giờ là sóng kết hợp ( ngoài lề tì : mình chỉ biết được nhiêu đó vì mới hồi chiều học phụ đạo có gặp câu ấy còn giải thích thì chịu ) uhm cũng mong bạn nào giải thích hộ [-O< :D
: Trả lời: Băn Khoăn ..... : Red.Nov 10:05:46 PM Ngày 29 March, 2010 Hừm, ko biết nó có triệt tiêu ko nhỉ~~~ :o
: Trả lời: Băn Khoăn ..... : phamxuanan92 12:36:54 PM Ngày 17 April, 2010 Theo mình thi hai đèn ấy cùng giống nhau thì chắc là cũng say ra giao thoa chứ bởi nó đáp ứng đủ điều giao thoa mà:
có cung f, T và độ lệnh pha không đổi theo thời gian mà ho:) ho:) :]) :]) : Trả lời: Băn Khoăn ..... : nguyen_lam_nguyen81 08:55:31 AM Ngày 18 April, 2010 Năm 1801 , Thomas Young lần đầu tiên xây dựng lý thuyết sóng của ánh sáng trên một sơ cở thực nghiệm vững vàng khi chứng minh rằng hai sóng sáng chồng lên nhau có thể giao thoa với nhau.
Sự kết hợp. ( Thí nghiệm giao thoa ánh sáng trong SGK Vật lý lớp 12, dùng một nguồn sáng chiếu vào khe hẹp S, đằng sau khe hẹp S người ta để một màn chắn M, trên màn chắn M lại khoét 2 khe hẹp S1,S2 đối xứng song song với khe S. Đằng sau màn M đặt màn E để quan sát.) Ánh sáng nhiễu xạ từ khe S đến gặp các khe S1,S2 trên màn M. Ánh sáng nhiễu xạ từ hai khe S1,S2 chồng lên nhau trong vùng giữa màn M và E tạo lên bức tranh giao thoa trên màn E. Vì những sóng đi qua khe S1,S2 là những phần của một sóng độc nhất dọi sáng qua sáng qua các khe. Do hiệu số pha vẫn không đổi ở mọi nơi nên ánh sáng xuất phát từ các khe S1,S2 được gọi là hoàn toàn kết hợp. Nếu chúng ta thay thế các khe bằng 2 nguồn sáng giống nhau, nhưng độc lập, như hai dây tóc nóng đỏ, thì hiệu số pha giữa các bức xạ từ các nguồn thay đổi nhanh chóng và hỗn loạn. Điều đó là do ánh sáng được bức xạ từ vô số nguyên tử trong dây tóc hoạt động một cách hỗn loạn và độc lập với nhau trong một thời gian cực kì ngắn khoảng ( ns) . Kết quả là tại một điểm cho trước của màn quan sát, sự giao thoa giữa các sóng từ hai nguồn sẽ thay đổi nhanh chóng và hỗn loạn giữa trạng thái hoàn toàn tăng cường và hoàn toàn triệt tiêu. Mắt ( và đa số các máy thu quang học thông thường) không thể theo dõi sự thay đổi như vậy nên sẽ không thể nhìn thấy hình ảnh giao thoa. Màn quan sát được nhìn như dọi sáng đều. Ánh sáng như trên gọi là hoàn toàn không kết hợp. : Trả lời: Băn Khoăn ..... : Ly.$_@ 01:23:54 PM Ngày 18 April, 2010 =d> =d> =d> =d> =d> =d> =d> =d> =d> =d> :D
|