Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

CÁC KHOA HỌC KHÁC => SINH HỌC => : dt.huongh2 08:56:22 PM Ngày 20 December, 2009

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=2878



: Đề thi học kì Sinh học ............
: dt.huongh2 08:56:22 PM Ngày 20 December, 2009
có ji` khen cho mình cái na ;;)


: Re: Đề thi học kì Sinh học ............
: tuyetroimuahe_vtn 04:32:39 PM Ngày 21 December, 2009
tiếc là máy mình k mở dc
hic


: Re: Đề thi học kì Sinh học ............
: thanchetgoiemlasuphu93 09:30:56 PM Ngày 21 December, 2009
Sở GD & ĐT Thừa Thiên Huế   ĐỀ THI HỌC KỲ I – Năm học: 2008 – 2009
Trường THPT Nguyễn Huệ   Môn: Sinh học - Lớp 12
         ……………   Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH:
Câu 1: Hãy nêu các đặc điểm của mã di truyền.
Câu 2: Nêu các ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?
Câu 3: Nêu cơ chế hình thành hội chứng Đao (bằng sơ đồ)?
Câu 4: Bộ nhiễm sắc thể của một loài sinh vật có 2n = 12.
a. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể được dự đoán ở thể tam bội, thể tứ nhiễm kép?
b. Nêu cơ chế hình thành thể tam bội?
Câu 5: Một gen có chiều dài 0,51 micromet và có tỉ lệ A/G = 3/2. Gen nhân đôi 4 đợt. Biết rằng trong các gen con được tạo ra từ đợt nhân đôi thứ 3 có một gen bị đột biến mất 3 cặp nucleotit loại A – T.
 Tổng số nucleotit từng loại trong các gen con tạo ra sau quá trình nhân đôi nói trên là bao nhiêu?
Câu 6: Cho giao phối giữa đậu Hà lan hạt vàng với đậu Hà lan hạt xanh, F1 thu được đồng loạt đậu Hà lan hạt vàng. Cho F1 tạp giao được F2.
        Xác định tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình ở F2? Biết mỗi gen qui định một tính trạng
Câu 7: Cơ thể P dị hợp các cặp gen, giảm phân có hoán vị gen ở cặp gen Aa tạo loại giao tử ABd chiếm tỉ lệ 17,5%. Hãy xác định kiểu gen P và tần số hoán vị?
Câu 8: Trong một quần thể gia súc đã cân bằng di truyền, thống kê được có 25% số cá thể lông dài với kiểu gen bb, còn lại là lông ngắn. Biết lông ngắn trội so với lông dài.
Tính tần số của các allen và tỉ lệ kiểu gen của quần thể?

B. PHẦN RIÊNG CHO CÁC HỌC SINH: Học sinh chỉ làm 1 trong 2 phần sau tuỳ theo chương trình được học
I. Chương trình chuẩn:
Câu 9: Thế nào là bệnh di truyền phân tử? Nguyên nhân gây bệnh Phêninkêto niệu?
Câu 10: Ở người, gen A qui định nhìn màu bình thường; a qui định bệnh mù màu. Một cặp vợ chồng bình thường sinh được 3 người con: 1 con gái và 1 con trai bình thường, 1 con trai mù màu.
a. Xác định qui luật di truyền chi phối tính trạng trên?
b. Tìm kiểu gen của các thành viên gia đình trên.
II. Chương trình nâng cao:
Câu 9: Nêu cơ chế gây đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G – X do chất 5-BU gây ra?
Câu 10: Ở người, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X qui định. Gen M qui định nhìn màu bình thường. Theo dõi sự di truyền bệnh này trong một gia đình, có sơ đồ phả hệ sau:
        I                            □               ○               
                                           1                        2

    II             ■        ○      ○       ■      ○       □
                             1            2           3            4           5             6
     III                   ●         □                  ○                 ○         □
                             1          2                    3                   4           5               
Ký hiệu: □: Nam, bình thường         ○: Nữ, bình thường
               ■: Nam, mù màu                                         ●: Nữ, mù màu
a. Xác định kiểu gen của mỗi người trong phả hệ trên?
b. Cháu gái III4 lớn lên lấy chồng bình thường thì xác suất sinh con mù màu là bao nhiêu phần trăm?


­Sở GD & ĐT Thừa Thiên Huế   ĐÁP ÁN HỌC KỲ I – Năm học: 2008 – 2009
Trường THPT Nguyễn Huệ   Môn: Sinh học - Lớp 12
         ……………   

A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH:
Câu 1: Đặc điểm mã di truyền: (1đ)
- Được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nu mà không gối lên nhau.
- Có tính phổ biến
- Có tính đặc hiệu
- Có tính thoái hoá.
- Trong 64 mã bộ ba thì có 3 mã bộ ba không mã hoá axit amin.
Câu 2: Các ứng dụng: (1đ)
- Chọn dòng tế bào xôma biến dị
- Nuôi cấy tế bào thực vật tạo mô sẹo
- Nuôi cấy hạt phấn
- Dung hợp tế bào trần
( Chương trình chuẩn: HS có thể dùng các thuật ngữ tương tự)
Câu 3: Cơ chế hình thành hội chứng Đao: (1đ)
   P:    2 NST 21   x   2 NST 21

   G:   1 NST 21      2 NST 21

   F1:       3 NST 21
         Hội chứng Đao
Câu 4: a. Số NST ở: (0,5đ)
- Thể tam bội: 3n = 18
- Thể tứ nhiễm kép: 2n +2 +2 = 16
b. Nêu cơ chế hình thành thể tam bội: (0,5đ)
   P:    2n   x      2n

   G:   n         2n

   F1:                            3n: Tam bội
Câu 5: (1đ)
        Sau ĐB nhân đôi thứ 3 có 1 gen bị đột biến, gen này còn tiếp tục nhân đôi 1 lần nữa. Vậy sau 4 đợt nhân đôi:
- Số gen ĐB tạo ra: 21 = 2
- Số gen bình thường: 24 – 2 =14
- Mỗi gen bình thường có:
   N = 2.5100Ao/3,4Ao = 3000 Nu
   Theo NTBS ta có: A + G = N/2 = 1500
                          Mà: A/G = 3/2
                       =>  A = T = 900 nu
                             G = X = 600 nu
- Mỗi gen ĐB có:
                  A = T = 900 – 3 = 897 nu
                  G = X = 600 nu
Tổng số nucleotit từng loại trong các gen con tạo ra:
 A = T = 900.14 + 897.2 =  14394 nu
 G = X = 600. (14 +2) = 9600 nu
Câu 6: (1đ)
Thế hệ F1 đồng loạt hạt vàng chứng tỏ thế hệ P thuần chủng
Suy ra kiểu gen của P: BB x bb
Nên F1 100% Bb hạt vàng
Sơ đồ lai từ F1 → F2 : học sinh tự viết
Câu 7: (1đ)
 Giao tử ABd chứa 3 gen trên 1 NST. Suy ra cơ thể tạo ra nó chứa 3 cặp gen dị hợp trên 1 NST, có hoán vị gen ở 1 cặp Aa tạo 4 giao tử.
Giao tử ABd = 17,5% nhỏ hơn 25% là giao tử hoán vị
Vậy P mang kiểu gen: AbD/aBd
Tần số hoán vị = 17,5%.2 = 35%
Câu 8: (1đ)
 Quần thể cân bằng di truyền có thành phần kiểu gen thoả mãn công thức Hacdi-Vanbec:
      p2BB + 2pqBb + q2 bb = 1
   → q2 = 0,25  → q = 0,5  →  p = 1 - q = 0,5
      → TLKG của quần thể là 0,25 BB : 0.50 Bb : 0,25 bb

B. PHẦN RIÊNG CHO CÁC HỌC SINH:
I. Chương trình chuẩn:
Câu 9: bệnh di truyền phân tử - Nguyên nhân gây bệnh Phêninkêto
- Nêu được khái niệm (0,5đ)
- Nêu được nguyên nhân (0,5đ)
Câu 10: a. Xác định qui luật di truyền chi phối (0,25đ)
- Hs phải xác định được tính trạng do gen lặn nằm trên NST X qui định
b. Tìm kiểu gen của các thành viên gia đình trên (0,75đ).
- Chồng: XAY
- Vợ XAXa
- Con gái: XAXA hoặc XAXa
- Con trai 1: XAY
- Con trai 2: XaY
II. Chương trình nâng cao:
Câu 9: (1đ) Cơ chế gây đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G – X do chất 5-BU :
A – T      →     A – 5-BU    →      G – 5-BU   →        G - X
                    5-BU                                  nhân đôi                              nhân đôi
Câu 10: a. (0.5đ) Kiểu gen mỗi người trong gia đình trên:
- I1, II6, III2, III5: XMY
- II1, II4: XmY
- III1: XmXm
- I2, II2: XMXm
- II3,II5,III3, III4: XMXM hoặc XMXm
b. Xác suất sinh con mù màu: (0,5đ) 12,5%

*Lưu ý: Tuỳ theo chương trình giáo viên có thể chấm bài theo các thuật ngữ và nội dung chương trình đã dạy.
em trích dẫn ra nha
có j` sai sót thì bỏ wa cho em nha


: Re: Đề thi học kì Sinh học ............
: thanchetgoiemlasuphu93 09:35:42 PM Ngày 21 December, 2009
SỞ GD-ĐT THỪA THIÊN HUẾ
 TRƯỜNG THPT QUỐC HỌC             ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
    NĂM HỌC 2008-2009
                                                                           MÔN SINH HỌC
                                            (Thời gian làm bài: 45 phút)
I. Phần chung:
Câu 1: (2,5 đ)
   Nêu cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ theo mô hình của F.Jacôp và J.Mônô.
Câu 2: (1,5 đ)
   Nguyên tắc bổ sung được  thể hiện như thế nào trong cơ chế tự nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã ?
Câu 3: (2,0 điểm)
   Khi cho giao phấn giữa cây cà chua thân cao, quả bầu với cây thân thấp quả tròn thu được F1 đồng loạt cây cao, quả tròn. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 25% cây cao, quả bầu:50% cây cao, quả tròn:25% cây thấp, quả tròn. Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2. Biết rằng 1 gen qui định 1 tính trạng, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và cấu trúc nhiễm sắc thể không đổi trong giảm phân.

II. Phần riêng:

A. Phần dành cho học sinh học chương trình chuẩn:
Câu 4A : (2,5 điểm)
Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n=12. Xét 2 hợp tử của loài đó, hợp tử thứ nhất có 13 nhiễm sắc thể, Hợp tử thứ hai có 18 nhiễm sắc thể.
Giải thích cơ chế hình thành 2 hợp tử đó. (Có sơ đồ minh họa)
Câu 5A: (1,5 điểm)
Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền như sau: 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa
a. Quần thể trên đã đạt trạng thái cân bằng về kiểu gen chưa ? Tại sao ?
b. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể lúc đạt trạng thái cân bằng về thành phần kiểu gen.


B. Phần dành cho học sinh học chương trình nâng cao:
Câu 4B: (2,0 điểm)   
Nêu ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi-Vanbec. Cho ví dụ minh họa.
Câu 5B: (2,0 điểm)
  Một quần thể có 300 cá thể có kiểu gen AA, 100 cá thể có kiểu gen Aa, 100 cá thể có kiểu gen aa.
a. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu và tính tần số tương đối của các alen A và alen a trong quần thể.
b. Quần thể trên đã đạt trạng thái cân bằng về kiểu gen chưa ? Tại sao ?
c. Viết cấu trúc di truyền của quần thể lúc đạt trạng thái cân bằng về thành phần kiểu gen.


-----------Hết-----------







SỞ GD-ĐT THỪA THIÊN HUẾ          ĐÁP ÁN
TRƯỜNG THPT QUỐC HỌC       ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
                                                                            MÔN SINH HỌC
                                          (Thời gian làm bài: 45 phút)
I. Phần chung:
Câu 1: (2,5 đ)
(0,5 đ)a. Sơ đồ operon Lac:
           b. Vai trò các thành phần :
(0,25 đ)+ Nhóm gen cấu trúc: Mã hóa thông tin cấu trúc của các prôtêin (ví dụ:các enzim phân giải đường lactôzơ)
(0,25 đ)+ Vùng khởi động P (Promotor): Là nơi bám của enzim ARN-polimeraza để khởi đầu phiên mã.
(0,25 đ)+ Gen vận hành O (Operator): Là vị trí tương tác với prôtêin ức chế.
(0,25 đ)+ Gen điều hòa R (Regulator): Chỉ huy sản xuất một loại prôtêin ức chế. Prôtêin ức chế gắn vào gen vận hành sẽ làm ngăn cản quá trình phiên mã.
           c. Cơ chế điều hòa:
(0,5 đ)+Khi môi trường không có chất cảm ứng: Gen điều hòa qui định tổng hợp prôtêin ức chế, prôtêin này gắn vào gen vận hành sẽ cản trở hoạt động của enzim phiên mã và do đó các gen cấu trúc được duy trì ở trạng thái không hoạt động.
(0,5 đ)+Khi môi trường có chất cảm ứng (ví dụ:đường lactôzơ): Chất này liên kết với prôtêin ức chế làm cho các phân tử prôtêin ức chế bị biến đổi cấu hình không gian ba chiều và không gắn vào gen vận hành được. Do đó quá trình phiên mã sẽ xảy ra, nhóm gen cấu trúc chuyển sang trạng thái hoạt động.

Câu 2: (1,5 đ)
(0,5 đ)-Tự nhân đôi của ADN : Trên mỗi mạch đơn của ADN mẹ, các nu tự do trong môi trường nội bào đến liên kết với các nu trên mạch đơn mẹ theo nguyên tắc bổ sung 
(A-T,G-X) tạo nên các phân tử ADN giống ADN mẹ.
(0,5 đ)-Phiên mã: Các ribônu trong môi trường nội bào liên kết với các nu trên mạch mã gốc theo nguyên tắc bổ sung (A-U,G-X) tạo nên phân tử ARN.
(0,5 đ)-Dịch mã: Các tARN mang axit amin vào ribôxôm. Nếu bộ ba đối mã của tARN khớp với bộ ba mã sao trên mARN theo nguyên tắc bổ sung (A-U,G-X)  thì các axit amin được lắp ráp chính xác vào chuỗi polipeptit theo đúng khuôn mẫu của gen.

Câu 3: (2,0 điểm)
(0,5 đ)- P khác nhau các cặp tính trạng tương phản, F¬1 đồng tính, 1 gen qui định 1 tính trạng.
     +Tính trạng cây cao trội hoàn toàn so với cây thấp.
     +Tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với quả bầu.
     + F1 dị hợp tử 2 cặp gen, P thuần chủng.
           - Qui ước: Gen A: cây cao
                             Gen a:  cây thấp
                             Gen B: quả tròn.
                             Gen b: quả bầu.
(Nếu học sinh biện luận trội, lặn dựa vào tỉ lệ 3:1 và xác định đúng vẫn cho điểm tối đa)
(0,5 đ)- Xét sự phân li kiểu hình ở F2: 25%:50%:25% = 1:2:1= 4 tổ hợp = 2 giao tử x 2 giao tử
           -F1 dị hợp tử 2 cặp gen mà chỉ cho 2 loại giao tử chứng tỏ cặp gen qui định tính trạng chiều cao cây và cặp gen qui định tính trạng dạng quả cụng nằm trên 1 cặp NST và liên kết hoàn toàn trong quá trình di truyền.
- Sơ đồ lai:
(0,5 đ)   PTC:       Ab/Ab     x      aB/aB
                       (cao,bầu)         (thấp, tròn)
               GP:           Ab                 aB
                F1:                Ab/aB
                                 (cao, tròn)       
(0,5 đ)F1xF1:                Ab/aB           x             Ab/aB
                                  (cao, tròn)                   (cao, tròn)       
           GF1  :         Ab = aB                              Ab = aB
           F2    |:
              - Tỉ lệ kiểu gen : 1 Ab/Ab  :  2 Ab/aB  : 1 aB/aB
              - Tỉ lệ kiểu hình : 1 cao, bầu  :  2 cao, tròn  : 1 thấp, tròn

II. Phần riêng:

A. Phần dành cho học sinh học chương trình cơ bản:
Câu 4A : (2,0điểm)

(0,25 đ) - Hợp tử thứ nhất có 13 NST thuộc thể lệch bội(2n+1).
(0,5 đ)   - Cơ chế: Trong giảm phân, tế bào sinh giao tử của bố hay mẹ phân li không bình thường ở 1 cặp NST tạo giao tử n + 1= 7, giao tử này tổ hợp với giao tử bình thường n=6 tạo hợp tử 2n + 1= 13.
(0.25 đ) Sơ dồ minh họa

(0,25 đ) -Hợp tử thứ hai có 18 NST thuộc thể đa bội (3n).
(0,5 đ)   -Cơ chế: Trong giảm phân, tế bào sinh giao tử của bố hay mẹ phân li không bình thường ở tất cả các cặp tạo giao tử 2n= 12, giao tử này tổ hợp với giao tử bình thường n= 6tạo hợp tử 3n= 18.
(0.25 đ) Sơ dồ minh họa

Câu 5A: (2,0 điểm)
a.           - Quần thể ban đầu : 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa.
   (0,5 đ)- Quần thể trên không đạt trạng thái cân bằng
   (0,5 đ)- vì: 0,4 x 0,2 ≠ ( 0,4 / 2)2
b.(0,5 đ)- Tần số các alen: p(A) = 0,4 + 0,2 = 0,6 q(a) = 1 – 0,6 = 0,4.
   (0,5 đ)- Quần thể đạt trạng thái cân bằng khi nghiệm đúng công thức p2AA : 2pqAa : q2aa
                 = 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
B. Phần dành cho học sinh học chương trình nâng cao:
Câu 4B: (2,0 điểm)   
a. (0,5 đ)-Biết tần số kiểu hình có thể xác định được tần số của các alen và tần số các loại kiểu gen trong quần thể.
    (0,5 đ)-Ví dụ: HS cho ví dụ và tính dược tần số của các alen, tần số các loại kiểu gen trong quần thể.
b. (0,5 đ)-Từ tần số của các alen có thể dự đoán tần số các loại kiểu gen, kiểu hình trong quần thể.
   (0,5 đ)-Ví dụ: HS cho ví dụ và tính dược tần số các loại kiểu gen, kiểu hình trong quần thể.

Câu 5B: (2,0 điểm)
a. (0,5 đ)- Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu :  0,6AA : 0,2Aa : 0,2aa.
    (0,5 đ)- Tần số các alen: p(A) = 0,6 + 0,1 = 0,7 q(a) = 1 – 0,7 = 0,3.
b. (0,5 đ)-Quần thể trên không đạt trạng thái cân bằng vì: 0,6 x 0,2 ≠ ( 0,2 / 2)2
c. (0,5 đ)- Quần thể đạt trạng thái cân bằng khi nghiệm đúng công thức p2AA : 2pqAa : q2aa
                = 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa.


-----------Hết-----------


: Re: Đề thi học kì Sinh học ............
: thanchetgoiemlasuphu93 09:40:03 PM Ngày 21 December, 2009
đây là của lớp 11
KIỂM TRA HỌC KÌ I  SINH HỌC
     Trường: THPT Quốc Học
Lớp: 10 - 2008
     Thời gian: 45 phút.   
Câu 1:    (2,5 điểm)
a.   Khái niệm và ý nghĩa của liên kết peptid trong cấu trúc của protein? Tại sao protein có tính chất đa dạng và đặc thù?
b.   Em hiểu như thế nào là nguyên tắc bổ sung ? Ý nghĩa của NTBS trong cấu trúc của ADN?
Câu 2:     (2,5 điểm)
a.   Căn cứ vào cấu trúc của màng sinh chất hãy cho biết tại sao màng vừa bền chắc lại vừa linh hoạt mềm dẻo?
b.   So sánh cấu trúc và chức năng của 2 bào quan ti thể và lục lạp?
     Câu 3:    (2,5 điểm)
a.   Có sự khác nhau như thế nào giữa tế bào thực vật và tế bào động vật khi ngâm chúng trong cùng dung dịch ưu trương?
b.   Trình bày đặc điểm của sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào?
Câu 4:   (2,5 điểm)
a.   Trong hô hấp tế bào điều gì sẽ xảy ra nếu như tế bào không được cung cấp oxi?
b.   Trình bày các giai đoạn của đường phân và nêu ý nghĩa của giai đoạn này trong hô hấp tế bào?














KIỂM TRA HỌC KÌ I SINH HỌC
Trường: THPT Quốc Học
Lớp: 11- 2008.
Thời gian: 45 phút

Câu 1:  ( 2 điểm)
a.   Trình bày các đặc điểm cấu tạo của lá liên quan chặt chẽ với chức năng quang hợp?
b.   Điểm khác nhau giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật? 
Câu 2:    (2,5 điểm)
a.   Khái niệm hô hấp sáng? Tại sao nói: hô hấp sáng là 1 quá trình vô ích, không cần thiết đối với thực vật?
b.   Vì sao nói quang hợp là quá trình ôxy hóa-khử? Trình bày các giai đoạn của chu trình Cam?
Câu 3:    ( 3 điểm)
a.   Điểm khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín? 
b.   Vì sao hoạt động hô hấp của cá xương rất hiệu quả?
c.   Em hiểu như thế nào là tiêu hóa hóa học, tiêu hóa cơ học, tiêu hóa sinh học? Vai trò của mổi loại trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật?
Câu 4:  (2,5 điểm)
a.   Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa huyết áp, vận tốc máu và tiết diện mạch và phân tích sơ đồ này?
b.   Trình bày thí nghiệm, giãi thích nguyên nhân, nêu  ý nghĩa sinh học và thực tiển của hướng sáng?


: Re: Đề thi học kì Sinh học ............
: tuyetroimuahe_vtn 08:38:57 AM Ngày 22 December, 2009
oh cảm ơn thaanf chết nha
bài của bạn đưa hay lắm =d> =d> =d> =d> =d> =d> =d> =d> =d> =d> =d> =d> =d> =d> =d>


: Re: Đề thi học kì Sinh học ............
: dt.huongh2 02:39:14 PM Ngày 22 December, 2009
sao mà hôg thấy cám ơn mình nhỉ mcd-) đùa chút thui!Hj!pạn thanchet trích dẫn zậy mọi ngừi dễ coi hơn đó!vì file này là .rar nên pải có winrar mới mở đc m8-x


: Trả lời: Đề thi học kì Sinh học ............
: ngocmoitindc 08:44:20 PM Ngày 08 February, 2012
mình thấy cũng dễ mà, ra đề mà ai cũng có thể làm nếu học bài kỹ(học và hiểu) bây giờ ko ai chơi tự luận nữa toàn là trắc nghiệm thôi.
trắc nghiệm cũng có cái hay nhưng cũng có cái dở là ko giúp học sinh có khả năng viết lập luận chứng minh. ^^