Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ CHUYÊN NGÀNH => VẬT LÝ LÝ THUYẾT => : TQTQTQTQ 10:55:12 AM Ngày 31 October, 2019

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=25965



: THUYẾT TUYỆT ĐỐI và vấn đề KHÔNG-THỜI GIAN
: TQTQTQTQ 10:55:12 AM Ngày 31 October, 2019
     Các bạn thân mến!
     Như chứng ta đều biết, không chỉ khoa học mà bất luận vấn đề gì trong cuộc sống xã hội cũng như tự nhiên đều liên quan đến Không-Thời gian (không gian và thời gian). Toàn bộ nền vật lý hiện đại được xây dựng dựa trên khái niệm về Không –Thời gian. Ấy vậy mà, bản chất của Không-Thời gian là gì thì cho đến tận bây giời vẫn là một vấn nạn chưa thể giải quyết nổi, nói như trong chuyên mục “Thời gian là gì?” ngay trên diễn đàn này (http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/thien-van-vu-tru/3971-thoi-gian-la-gi-phan-1 (http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/thien-van-vu-tru/3971-thoi-gian-la-gi-phan-1)) như sau:” Sự thật là, như thường lệ, chúng ta chẳng biết gì hết.” Thậm chí có nhiều nhà nghiên cứu còn đưa ra kết luận: ]Thời gian không có thật mà chỉ là một ảo tưởng !!!
     Số phận khái niệm không gian cũng thương tự! (http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/thien-van-vu-tru/3909-khong-gian-la-gi-phan-1 (http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/thien-van-vu-tru/3909-khong-gian-la-gi-phan-1))
     Nếu trên cái nền tảng Không-Thời gian mà chúng ta còn mù tịt về bàn chất, chúng ta đã xây một tòa lâu đài Khoa học kỳ vĩ như đã thấy, thì liệu tòa lâu đài đó có bền vững không!?
     Thuyết Tuyệt đối như đã post trên diễn đàn này (http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=25796.0][url]http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=25796.0 (http://[url)[/url]  và http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=25304.0 (http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=25304.0) ) đã giải quyết thành công vấn đề này đến tận gốc rễ.
     Thuyết Tuyết đối chỉ rõ: Có Thực tại nào mà không có không gian, thời gian không? Không-Thời gian là cái gì? được sinh ra như thế nào? lý do của sự xuất hiện này là gì? bản chất của nó là gì? Nó có tính chất gì? tại sao lại có những tính chất ấy? Tại sao nó lại thống nhất không gian và thời gian? Thống nhất như thế nào? phát triển ra sao? qua các giai đoạn nào? đến nay thì sao? Tương lai thế nào? Quan hệ của nó với vật chất như thế nào? Khi vật chất biến mất thì Không-Thời gian sẽ ra sao? không gian cong là cái gì vậy? thế thời gian có bị cong không? cong như thế nào?...
     Tóm lại, Thuyết Tuyệt đối đã giải quyết tất tần tật những vấn đề về Không-Thời gian đang làm đau đầu biết bao thế hệ khoa học gia lỗi lạc nhất, trong một hệ thống lý thuyết mạch lạc và nhất quán, phi nghịch lý.
     Mong các bạn đọc kỹ Thuyết Tuyệt đối và sau đó cho ý kiến.
     Thân ái.


: Trả lời: THUYẾT TUYỆT ĐỐI và vấn đề KHÔNG-THỜI GIAN
: TQTQTQTQ 10:40:55 PM Ngày 02 November, 2019
     Chúng ta hãy xem, Thuyết Tuyệt đối quan niệm thế nào về Không-Thời gian.
     Theo Thuyết Tuyệt đối, khởi nguyên của Vũ trụ là một Thực tại bất khả tư nghị, không thể mô tả bởi vì nó không giống cũng như không tương tự như bất cứ thứ gì mà con người kinh nghiệm thấy: Không có vật chất, chẳng có không gian cũng như thời gian, không có phân biệt cái này cái kia, ... Thực tại đó gọi là Thái cực. Do không có phân biệt, tiền đề của tính động, nên Thái cực chí tịnh (thuộc tính dương). Do là khởi nguyên Vũ trụ nên Thái cực hàm chứa tất cả dưới dạng khả năng, mầm mống. Những mầm mống này tuy chưa tồn tại nhưng có khả năng xuất hiện dưới dạng một độ biến lượng tử có độ lớn nào đó dù là rất nhỏ.
     Đột nhiên, một đột biến lượng tử cực nhỏ làm một mầm mống có thuộc tính khác với tính tịnh, gọi là tính động (thuộc tính âm) trở thành hiện thưc. Tuy có độ lớn còn rất nhỏ, nhưng trong cái chí tịnh của Thái cực, cái tính động (tính âm) ấy vẫn được phân biệt rất rõ với phần còn lại (tính dương). Đột biến lượng tử đó làm cho Thực tại trở thành một Thực thể gọi là Trường khí âm dương. Trường khí âm dương bao phải bao gồm cái mới xuất hiện (tính âm – động) và cái có từ Thái cực (tính dương – tịnh) làm cho Thực tại xuất hiện sự phân biệt (âm – dương) hay Thái cực (trạng thái không có sự phân biệt) biến mất. Nói cách khác, Trường khí âm dương thay thế Thực tại Thái cực, và được gọi là Vũ trụ.
     Như vậy, Vũ trụ là một Trường khí âm dương, xuất hiện từ Thái cực bằng một đột biến lượng tử, thay thế Thái cực, nó bao gồm cái mới xuất hiện (tính âm – động) và cái đã có từ Thái cực (tính dương – tịnh). Do có tính âm nên Vũ trụ phải vận động, biến đổi.
     Để thể hiện tính động, Trường khí âm dương cần phải có hai yếu tố, đó là đối tượng vận động và thông số vận động. Đối tượng vận động trong Trường khí âm dương chính là vật chất (còn gọi là Khí). Công cụ xây dựng nên các thông số vận động của Trường khí âm dương là Không-Thời gian. Như vậy, Vật chất (Khí) và Không-Thời gian là hai mặt không thể tách rời của Trường khí âm dương. Chúng là điều kiện tồn tại của nhau, thống nhất trong Trường khí âm dương, trong đó, Không-Thời gian thể hiện thuộc tính động (âm) của vật chất (Khí). Không có vật chất (Khí), Không-Thời gian không có lý do gì mà tồn tại. Vật chất (Khí) thế nào thì Không-Thời gian như thế. Nơi nào có Không-Thời gian thì nơi đó có vật chất (Khí) và ngược lại.
     Sơ đồ như sau:
     (https://i.imgur.com/1gSlMuH.jpg)
     Cái mà chúng ta gọi là chân không thực ra chỉ là một không gian tràn ngập Khí (vật chất) với mật độ rất loãng mà thôi. Mật độ này được tính theo công thức:
     p = pmaxexp(1- Q)
     Trong Thuyết Tuyệt đối chúng ta đã đưa ra những thông số cơ bản nhất để xác định không gian và  các công thức tính toán rất cụ thể về tốc độ trôi của thời gian, độ co của không gian, mật độ vật chất trong các không gian khác nhau đó.
     Thuyết Tuyệt đối chỉ rõ, qui luật chung của vận động vật chất trong Vũ trụ là qui luật giao động quanh trạng thái cân bằng động với tương quan âm/dương luôn tăng. Chính qui luật tương quan âm/dương luôn tăng làm thời gian chỉ có một hướng tới tương lai, không thể dừng lại, không thể đi ngược thời gian. Qui luật này cũng làm cho hệ số co dãn không thời gian τ luôn tăng dẫn đến thời gian trên hệ qui chiếu tự nhiên của chúng ta trôi ngày càng nhanh hơn, không gian Vũ trụ trong hệ qui chiếu tuyệt đối, luôn nở ra nhưng không tới vô cùng mà tiệm cận tới giới hạn được xác định ngay từ thuở ban đầu là Rmax = Δ*m = M*G/c2
     Theo Thuyết Tuyệt đối, thời gian bắt đầu từ đột biến lượng tử hình thành Vũ trụ, đằng đẵng trôi hàng trăm tỷ năm với tốc độ rất chậm trong thời kỳ Tiên thiên, tới khi chuyển sang thời kỳ Hậu thiên với tốc độ giãn nở Vũ trụ gia tăng đột biến (có công thức tính) làm cho khoa học ghi nhận giống như một vụ nổ lớn (Bigbang). Tính từ thời điểm đó, độ co dãn không thời gian lớn nhất τmax liên hệ với thời gian theo công thức  τmax = exp(-HT). Như vậy, bức tường Plank 10-44(s) trong koa học hoàn toàn biến mất, ta có thể nghiên cứu Vũ trụ từ bất cứ thời điểm nào.
     Theo thuyết Tuyệt đối, vận tốc hệ qui chiếu không làm biến dạng không gian nhưng làm biến dạng thời gian theo từng phương, hướng không gian khác nhau. Nói cách khác, Không-Thời gian và thời gian trên mỗi hướng trong không gian đều khác nhau trong một hệ qui chiếu chuyển động. Sự thống nhất Không-Thời gian không chỉ trong 3 chiều không gian và một chiều thời gian như khoa học ngày nay quan niệm mà trên từng hướng trong không gian. Rõ ràng, sự thống nhất này chặt chẽ hơn nhiều. Cái thời gian chúng ta cảm nhận, đo đạc được chỉ là trung bình nhân của thời gian theo toàn bộ các hướng.
     Từ đây, thuyết Tuyệt đối đưa ra các công thức chuyển đổi hệ qui chiếu hoàn toàn khác với các công thức biến đổi Lorentz của thuyết tương đối mà khoa học hiện đại vẫn dùng, và chỉ rõ sai lầm trong lập luận lý thuyết đưa đến các công thức đó. Theo các công thức biến đổi tọa độ của thuyết Tuyệt đối, hoàn toàn không sảy ra hiện tượng mất đồng bộ về thời gian trong các hệ qui chiếu như khoa học ngày nay xác định. 
     Theo thuyết Tuyệt đối, do sự suy giảm hệ số co dãn không thời gian ζ, đến một lúc nào đó, vật chất trong không gian suy biến hết, Không-Thời gian cũng sẽ không còn lý do tồn tại, Vũ trụ mờ nhạt dần rồi mất hẳn, Thực tại lại trở về Thái cực không phân biệt, bất khả tư nghị và một đột biến lượng tử khác sẽ lại xuất hiện hình thành Vũ trụ mới.
     Thuyết Tuyệt đối không có khái niệm không gian cong, thay vào đó, Thuyết Tuyệt đối đưa ra khái niệm độ co dãn không thời gian ζ và τ. Việc thay thế này vẫn đảm bảo sự mô tả giới tự nhiên của vật lý một cách chính xác, nhưng đầy đủ hơn, dễ hiểu hơn và không cần phải dùng những lý thuyết toán học quá trìu tượng đối với đại chúng.
     Các bạn thân mến!
     Qua trình bày sơ lược trên, rõ ràng Thuyết Thuyệt đối đã xác định khái niệm Không-Thời gian thật đầy đủ, rõ ràng, trả lời một cách rành mạch những câu hỏi như bài trước đã viết. Điều đó chỉ ra tính đúng đắn, ưu việt, hiệu quả trong nghiên cứu khoa học của thuyết Tuyệt đối.
     Xin mời các bạn cho ý kiến xem trong Thuyết Tuyệt đối còn một chút lấn cấn nào về Không-Thời gian hay không.