Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=24301 : Bạn cần chuẩn bị gì để quan sát bầu trời(phần 2) : ursamajor969 05:52:57 PM Ngày 28 June, 2016 [Hãy kiểm tra đồng hồ của bạn
Bầu trời sao thay đổi thất thường. Những trò diễn của bầu trời trải ra trên 4 chiều, trong không gian và thời gian. Vì vậy chỉ trả lời các câu hỏi cái gì, như thế nào và ở đau khi quan sát bầu trời vẫn chưa đủ. Cần phải biết cả khi nào nữa. Bất kì hiện tượng thiên văn nào cũng diễn ra trong thời gian xác định nên nhiệm vụ của bạn là ghi chép lại cả thời gian quan sát hiện tượng. Trong đa số trường hợp thì chỉ cần ghi thời gian theo đồng hồ của bạn với độ chính xác đến phút là được. Các quan sát không ghi ngày giờ thì mất hết giá trị. Giờ chuẩn khá quan trọng đối với những ai quan sát hiện tượng Mặt Trăng che khuất các sao và cá hành tinh hoặc quan sát các sao biến quang chu kì ngắn. Do đó, hàng ngày cần chỉnh đồng hồ theo tín hiệu giờ chuẩn trên đài hoặc trên truyền hình. Chiếu sáng Cần thận trọng trong việc dùng nguồn sáng dể xem bản đồ sao, nhật kí quan sát hoặc để ghi chép trong thời gian quan sát. Dùng đèn sáng quá sẽ làm chói võng mạc của bạn vốn đang quen với bóng tối khi quan sát bầu trời, mất thêm thời gian giá trị quí báu để mắt thích nghi trở lại. Nhà quan sát sao đổi nổi tiếng người Pháp PonCuto cho răng nhà thiên văn trong thời gian quan sát phải bằng lòng với ánh sáng tự nhiên từ trên trời toả xuống. Nếu bạn ở trong thành phố lớn thì có thể theo lời khuyên của ông. Còn nếu bạn nhất quyết dùng đèn thì nên chọn loại đèn pin không sáng quá, có thể bọc kính đèn bằng loại phim màu đỏ sẫm. (http://astrobob.areavoices.com/astrobob/images/thumbnail/RedFlashlight.jpg) Nhật kí quan sátKhi tiến hành quan sát thường xuyên, bạn cần có vài cuốn nhật kí quan sát. Một số cuốn chính ghi trực tiếp theo trình tự quan sát, các cuốn khác phân theo đối tượng quan sát. Ví dụ để ghi lại quan sát các thiên thể của danh mục metxie thì mỗi thiên thể cần dành riêng một trang. Các sao biến quang cũng có thể viết riêng vào một cuốn sổ. Các hành tinh cũng vậy, trong đó có ghi ngày, giờ, điều kiện quan sát (kể cả thông tin về loại dụng cụ và độ phóng đại) và miêu tả chi tiết những điều trông thấy. Trong nhật kí chính cần ghi ngày giờ bắt đầu quan sát, điều kiện khí quyển và thời tiết (mây, gió, khói...), dụng cụ được sử dụng. Nếu bạn chụp ảnh thì cần ghi rõ loại phim và độ nhạy sáng của phim, loại ống kính sử dụng, thời gian phơi sáng... Chất lượng hình ảnh thu được có thể đánh giá theo thang các thang điểm khác nhau. Có thể xác định cả cấp sao tới hạn mà kính thiên văn (http://thienvanhanoi.org/cuahang/) thu nhận được trong đêm đó. (http://www.willbell.com/tm/IMAGES/StarTest1.jpg) Tổ chức quan sát như thế nàoMột quan sát gồm 3 giai đoạn theo thứ tự: chuẩn bị, quan sát, và xử lí kết quả. Chuẩn bị quan sát chính là đường băng để đưa bạn đi du lịch tới các tinh tú. Đường băng ngắn và không được dọn sạch thì không thể bay xa. Trước hết cần phải có chương trình quan sát. Một chương trình khôn ngoan giúp bạn sử dụng thời gian hợp lí, nâng cao hiệu suất và thậm chí phần nào nâng cao cả giá trị các quan sát của bạn. Chương trình phải gồm danh sách các đối tượng và hiện tượng bạn quan tâm có ghi rõ phương pháp quan sát và những dụng cụ cần thiết cho việc đó. Chương trinh có thể dài hạn, tính cho cả mùa quan sát, hoặc ngắn hạn, thậm chí cho một đêm quan sát. Muốn lập chương trình, phải có trong tay lịch thiên văn và bản đồ sao quay của bầu trời sao. Căn cứ theo lịch trên, bạn hãy lập danh sách các thiên thể và các hiện tượng mà bạn muốn quan sát. Sau đó xem bản đồ sao, có tính đến vị trí và tầm nhìn của đài quan sát của bạn để xác định khi nào thì những thiên thể bạn quan tâm ở vào vị trí thuận tiến nhất trên trời. Trên tờ giấy phần trên bạn sẽ ghi ngày giờ dự định quan sát và để cách vài dòng, rồi ghi số của lần quan sát đó và những ghi chú cần thiết. Sau đó kẻ một bảng gồm 4 cột. Cột đầu tiên ghi tên thiên thể và hiện tượng; cột 2 ghi thời gian quan sát tính theo bản đồ sao (http://thienvanhanoi.org/cuahang/product/ban-do-sao-phat-sang/). Cột tiếp ghi các dụng cụ và phương pháp quan sát. Cột cuối cùng để trônngs để sau này tóm tắt các kết quả quan sát được; còn nếu không thể nhìn thấy đối tượng nào đó thì cũng ghi nguyên nhân... Khi đã hoàn thành việc lập chương trình, thì cần thu thập các tài liệu, dụng cụ và vật dụng cần thiết. Thứ nhất là các bản đồ những vùng đã chọn của bầu trời sao. Thứ 2 là nhật kí quan sát và các tờ giấy trắng để vẽ. Trong thời gian quan sát, cố gắng không hấp tấp chuyển từ chòm sao này sang chòm sao khác, mà phải bình tĩnh và từ tốn. Khi nhìn vào ống kính, hãy tin vào thị giác của mình. Nếu trong khi quan sát, bạn bỗng cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ thì hãy nghỉ ngơi khoảng 15 phút. Nếu thực hiện quan sát có 2 người hoặc 1 nhóm người thì thuận tiện hơn rất nhiều. Một người không đủ thời gian quan sát hết mọi đối tượng và hiện tượng rồi xử lí chúng, nên có thể thay nhau quan sát, tiết kiệm được cả thời gian và sức lực. (http://4.bp.blogspot.com/_F1ghKc1RUoQ/TUUb7eV3z0I/AAAAAAAAAD0/XpNgCXi-cm8/s1600/IMG_9002.JPG) Nguồn:Kho tàng tri thức nhân loại |