Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=24276 : Bảy cách quan sát mặt trời cơ bản : ursamajor969 06:53:19 PM Ngày 23 June, 2016 Cuối tháng năm này chúng ta sẽ được chứng kiến hiện tượng hiếm gặp mà phải đến năm 2016 mới có cơ hội được quan sát tiếp – Nhật thực hình khuyên vào rạng sáng ngày 21/5. Tuy nhiên đó chưa phải là điều tuyệt vời nhất. Đầu tháng Sáu, chính xác hơn là cả buổi sáng ngày 6/6, chúng ta sẽ có cơ hội quan sát sự kiện thế kỉ - Sao Kim di chuyển ngang qua đĩa Mặt Trời (Venus transit) – và cũng là cơ hội cuối cùng mà chúng ta không thể bỏ lỡ do lần tiếp theo sẽ vào năm 2117. Sau đây là sáu cách để quan sát Mặt Trời – nhân vật chính trong cả hai sự kiện thiên văn – một cách an toàn nhất, bởi lẽ ngoài độ sáng cực kì mạnh, Mặt Trời còn có những tia hồng ngoại, tử ngoại vốn gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt, thậm chí gây mù ngay lập tức!
1/ Kính đeo mắt lọc Mặt Trời (http://i1063.photobucket.com/albums/t508/hoangphuc103/547707_309423379133366_126885954053777_703258_499697562_n.jpg) Kính lọc Mặt Trời nhìn giống kính râm nhưng được bọc một tấm lọc đặc biệt vốn ngăn chặn hầu hết ánh sáng và các tia có hại từ Mặt Trời. Trước khi sử dụng kính lọc phải kiểm tra kĩ xem kính có bị tróc, thủng lỗ hay không, nếu có phải ngưng sử dụng ngay kính lọc ấy! Kính lọc Mặt Trời cũng rất dễ bị hư hỏng nếu bị ướt, vậy nên tránh nước và tránh chạm tay vào kính. LƯU Ý: Tuyệt đối không sử dụng kính râm để quan sát! Kính râm không có chức năng bảo vệ mắt khi nhìn trực tiếp vào Mặt Trời. Đừng bao giờ thử nếu không muốn những sự cố đáng tiếc với mắt của bạn.Và cũng đừng nhìn vào Mặt Trời qua những thứ như phim X-quang, phim máy ảnh,...Có rất nhiều sự cố đáng tiếc được ghi nhận do sử dụng những thứ này. 2/ Màn chiếu lỗ nhỏ (http://www.hartrao.ac.za/other/eclipse2002/pinhole_mw4c.jpg) Đây là phương pháp quan sát gián tiếp Mặt Trời an toàn. Với phương pháp này bạn cũng thể chiếu ảnh Mặt Trời cho nhiều người cùng quan sát một lúc. 3/ Dùng kính thiên văn phản xạ (http://thienvanhanoi.org/cuahang/danh-muc/kinh-thien-van-vega/kinh-thien-van-phan-xa/) hoặc ống nhòm để chiếu ảnh (http://cdn.transitofvenus.org/images/stories/duncan-binocs.png) Dùng ống nhòm hoặc kính thiên văn (http://thienvanhanoi.org/cuahang/) để chiếu ảnh lên bìa giấy trắng sẽ tạo ra hình ảnh lớn để nhiều người cùng quan sát. Tuy nhiên phải luôn có người trông chừng những thiết bị này để giữ những người tò mò không đặt mắt vào thị kính của thiết bị quan sát hay đưa mắt vào đường sáng từ Mặt Trời. Những kính thiên văn có thể tạo ra một lượng nhiệt lớn khi tập trung ánh sáng Mặt Trời vốn có thể thiêu đốt đôi mắt hiếu kì dám đặt mắt nhìn trực tiếp hay chính màn chắn. Vậy nên hãy che bớt khẩu độ của kính và luôn cắt đặt người trông chừng. (http://sphotos.xx.fbcdn.net/hphotos-ash3/564938_309574085784962_126885954053777_703673_117718642_n.jpg) 4/ Sử dụng “phếu mặt trời” (Solar funnel). (http://nm6.upanh.com/b3.s26.d1/080a27bf6ccf6ba1d1afe08515e124a1_44780216.solarfunnel.png) (http://www.transitofvenus.nl/images/funnel10-3.png) Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong lần Venus transit năm 2004 và nay đã được cải tiến. Được làm từ những thiết bị đơn giản (phễu nhựa, kẹp, thị kính và vài miếng vải chiếu), thiết bị này đặt vừa vào kính thiên văn của bạn. Hình ảnh rõ nét về Mặt Trời sẽ hiện lên trên màn chiếu. Bạn có thể tải cách làm ở đây: http://cdn.transitofvenus.org/docs/B...Sun_Funnel.pdf (http://"http://cdn.transitofvenus.org/docs/Build_a_Sun_Funnel.pdf") Các thiết bị khác cũng có thể dùng để quan sát Mặt Trời là Sungun và sunspotter: (http://www.sunguntelescope.com/MAIN_files/SUNA-leveled.jpg) (http://www.cloudynights.com/images/sunspotter2.jpg) Thông tin thêm về hai thiết bị này, vui lòng xem tại: http://www.thienvanhoc.org/forum/showthread.php?t=2602 (http://www.thienvanhoc.org/forum/showthread.php?t=2602) MẸO: để tránh làm nóng thị kính, bạn đừng để kính quay về Mặt Trời quá lâu. Với kính thiên văn lớn, hãy hạ bớt lượng ánh sáng nhận được vì mục đích của của chúng ta là nhìn được hình ảnh của Mặt Trời chứ không phải là để thu một lượng lớn ánh sáng của nó. 5/ Sử dụng kính thiên văn có tấm lọc Mặt Trời.(http://www.mediafire.com/convkey/32b9/j8akh8ue24zeyek5g.jpg) (http://www.mediafire.com/convkey/2eca/i4bwtmspdkbk88e5g.jpg) Có lẽ cách quan sát tốt nhất về Venus transit là sử dụng kính thiên văn có tấm lọc Mặt Trời. Những tấm lọc này chặn 99% ánh sáng khả kiến, 100% các tia hồng ngoại và tử ngoại. Đây là cách duy nhất trong 5 cách trên có thể quan sát được hiện tượng đặc biệt khi quan sát Venus transit - hiệu ứng “black drop” (giọt đen) - và các vết đen của Mặt Trời.Lưu ý 1 : nên gỡ finder ra khỏi kính thiên văn và tự chế “sun finder” đơn giản như trong hình: (http://www.mediafire.com/convkey/9a7f/rz2qk73bmtn4s275g.jpg) Lưu ý 2: Sử dụng những tấm lọc chất lượng! 6/ Quan sát online. Nếu bạn không có các thiết bị quan sát hoặc điều kiện thời tiết ở địa phương bạn không cho phép, bạn có thể quan sát trực tuyến từ website http://sunearthday.nasa.gov/2012/transit/webcast.php (http://sunearthday.nasa.gov/2012/transit/webcast.php) 7/ Sử dụng chậu nước pha mực. Một trong những phương pháp an toàn và rẻ tiền nhất là quan sát ảnh mặt trời qua một chậu nước. Vào ngày 6/6 này hiện tượng Sao Kim đi qua Mặt trời sẽ kéo dài đến gần giữa trưa (11h50), Mặt trời sẽ ở rất cao và ta dễ dàng soi được bóng của nó. Để tăng độ phản chiếu hãy đặt 1 chiếc gương nhỏ ở đáy chậu nước và nghiên nó về hướng Mặt Trời. Bạn cũng cần phải pha vào chậu nước một ít mực đen hoặc xanh thẫm để làm giảm độ chói gây hại cho mắt khi quan sát với thời gian dài. Nước là một thiết bị lọc cực kì an toàn sẽ lọc được hầu như tất cả các tia tử ngoại và hồng ngoại không thấy được nhưng cực kì nguy hại cho mắt |