Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ CHUYÊN NGÀNH => THIÊN VĂN HỌC => : ursamajor969 06:29:17 PM Ngày 13 June, 2016

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=24213



: Bầu Trời Mùa Đông Có Gì Khác So Với Mùa Hè
: ursamajor969 06:29:17 PM Ngày 13 June, 2016
Bầu trời đông quang đãng với hàng ngàn ngôi sao lấp lánh trên trời thật là một khung cảnh tuyệt vời để quan sát sao.  Hãy tìm một nơi yên tĩnh , không có ánh sáng đô thị để cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp bầu trời đêm của mua đông lạnh giá và quyến rũ.

Lục giác mùa đông
Hướng Nam, chúng ta có thể nhìn thấy cái mà  nhà thiên văn học  (http://thienvanhanoi.org/cuahang/)Han A. Rey (1898-1977) đã gọi là ?Lục giác vĩ đại? hay  nôm na là Lục giác mùa đông, đó là một lục giác tạo thành bởi những  ngôi sao sáng nhất. Đỉnh đầu tiên của lục giác là ngôi sao  Thiên lang nằm về hướng nam và hơi chếch về phía đông. Sao Thiên lang  hay Sirius thuộc chòm sao Canis Major (Chó Lớn). Cao hơn một chút về  phía tây là Rigel thuộc chòm Orion (Thợ săn). Đi tiếp hơn nữa là ngôi  sao Aldebaran thuộc chòm Taurus (Kim Ngưu). Ở đỉnh phía bắc của lục giác  là ngôi sao Capella thuộc chòm Auriga (Ngự Phu). Về phía nam, hơi xéo  về phía đông là 2 ngôi sao Castor và Pollux. Đó chính là 2 đỉnh của chòm  Gemini (Song Nam). Cuối cùng là sao Procyon thuộc chòm Canis Minor (Chó  nhỏ). Như vậy Lục giác mùa đông được hình thành từ 7 ngôi sao sáng  thuộc 6 chòm sao (http://thienvanhanoi.org/cuahang/product/ban-do-sao-phat-sang/) khác nhau trên bầu trời mùa đông.

(http://i170.photobucket.com/albums/u269/babysera/saotroi/8.jpg)

Ở tâm của Lục giác bạn có thể thấy ngôi sao Betelegeuse thuộc chòm Orion  (Alpha Orionis) mầu đỏ. Đó là một ngôi sao khổng lồ đỏ đang trong giai  đoạn trương nở. Ngoài ra, trong ngôi nhà Lục giác mùa đông năm nay hiện  đang có một vị khách, đó là hành tinh sao Hỏa với mầu đỏ hung đang  ?ngồi? ở phía trên chòm Orion, quãng giữa 2 chiếc sừng của Trâu vàng  (Taurus). Thực sự đây là một vùng dầy đặc các ngôi sao thuộc loại ?có  tiếng tăm?, và chắc chắn Lục giác vĩ đại đang đem lại sự lộng lẫy cho  bầu trời mùa đông lạnh giá.

Nhỏ hơn và có hình dạng đều hơn là Tam Giác Mùa Đông, với hình dạng gần giống như một tam giác đều, chia sẻ 2 đỉnh (Sirius và Procyon) với Lục Giác Mùa Đông. Đỉnh thứ ba của tam giác này là Betelgeuse (sao Sâm 4). Ba ngôi sao này cũng là ba trong số 10 ngôi sao sáng nhất,  khi quan sát từ Trái Đất, ngoài các thiên thể của hệ Mặt Trời.  Betelgeuse cũng là ngôi sao dễ tìm, do nó nằm trên vai của chòm sao Lạp Hộ (Orion), điều này hỗ trợ những người quan sát sao trong việc tìm kiếm  tam giác. Một khi đã định vị được tam giác này thì lục giác lớn hơn cũng  có thể được tìm thấy.

(http://thienvanhoc.org/news/images/stories/Image/kienthuc/thenvanphothong/tamgiacmuadong.gif)


Phía Bắc:
 
 Chòm sao Con Gấu Lớn lúc này hiện diện ở phía  Đông Bắc, phần cong của nó hướng về phía dưới. Ở bên phải của cái đoạn  cong đó là chòm sao Chó Săn Cannes Venatici. Kéo dài 5 lần đoạn cong  cuối cùng của chòm Gấu Lớn (Ursa Major) về bên trái bạn sẽ đến được ngôi  sao Pollaris, chòm sao Gấu Nhỏ (Ursa Minor) được tạo thành bởi các ngôi  sao khi bạn đi về góc dưới bên phải của ngôi sao Pollaris này.Thấp hơn  trên chân trời Bắc, có 3 ngôi sao khá sáng lập nên cái đầu của con rồng  Draco. Từ đó, bạn bắt đầu quan sát thấy chòm sao Draco này. Con rồng  trải dài về bên trái và tạo thành một con đường nằm giữa pollaris và  chân trời. Tiếp đó, sau khi hướng về bên phải, nó đi vuông góc lên và  vòng vào giữa 2 con gấu Lớn và Nhỏ.Gần chân trời Bắc - Tây Bắc, bạn sẽ  bắt gặp Deneb, ngôi sao sáng nhất của chòm sao Cygnus (Thiên Nga), nhưng  một phần lớn của chòm sao này thì đã bi che khuất (Invisible)Phía trên  của Deneb, bạn có thể thấy chòm sao Cepheus và cao hơn nữa là chòm  Cassiopeia với hình dạng của một chữ W. Khoảng không nằm giữa Thiên Đỉnh  và sao Pollaris được choán chỗ bởi chòm sao Camelopadalis (Hươu cao  cổ). Phía Tây Bắc, khoảng 20 đến 30 độ tính từ chân trời và chếch một  chút sang phía trái của Deneb là chòm sao nhỏ Lacerta (Lézard/ thằn lằn)
 
(http://sites.google.com/site/circlops/Bac.JPG)


Phía Đông:

 
 Con sư tử Leo vừa mọc lên. Regulus, ngôi sao  sáng nhất của nó nằm rên độ cao khoảng 25 độ tính từ đường chân trời.  Denebola, ngôi sao tạo thàh cái đuôi của nó có thể bắt gặp ở chỗ thấp  hơn gần chân trời.Phía Đông, Đông Bắc, bên trái của con Sư Tử là chòm  sao Coma Berenices ( mái tóc của Berenices), mọc lên khá thấp gần chân trời. Tuy nhiên ở vị trí  này, các ngôi sao của nó khó mà nhận ra được. Phía trên chân trời Đông  Nam xuất hiện cơ thể con mãng xà Hydra với ngôi sao sáng Alphard của nó.  Gần khoảng giữa của 2 sao Regulus và Alphard là 1 chòm sao của Thiên  Văn Học hiện đại: Sextans (kính lục phân)Trên cao, khoảng giữa Thiên  Đỉnh và chân trời, có chòm sao Cancer (con cua), một chòm sao khá khép  kín

(http://sites.google.com/site/circlops/Dong.JPG)

Phía Nam:
 
 Ở hướng này chúng ta có thể quan sát thấy tất  cả các chòm sao có thẻ có vào mùa đông.Orion, chòm sao nằm trên khá cao  của bàu trời phía Nam, chiếm một diện tích khá lớn của vùng trời tuyệt  đẹp với vô số các vì sao này. Bạn sẽ lại thấy Beltelgeuse và Bellatrix, 2  ngôi sao rất sáng của chòm sao này. 3 ngôi sao của cái thắt lưng, 2  ngôi sao tạo thành 2 cái chân (mà sáng nhất là cái chân phải - sao  Rigel) đều rất sáng và sắc nét.Bằng cách kéo dài cái thắt lưng của Orion  về bên phải và hướng lên phái trên một chút, bạn tìm thấy ngôi sao  Aldebaran, ngôi sao sáng nhất của chòm sao Taurus. Cũng như Beltelgeuse,  ngôi sao này phát ra ánh sáng có sắc đỏ. Bên phải của sao Aldebaran,  bạn lại thấy nhóm sao Thất tinh (Pleiades) ngay phía trên một chút cái  đầu của con bò mộng Taurus.Xuống phía dưới một chút về bân trái, trên  đường kéo dài của cái thắt lưng của orion, bạn bắt gặp ngôi sao Sirius,  ngôi sao sáng nhất của chòm sao Con Chó Lớn (Canis Major), đây cũng là  ngôi sao sáng nhất mà bạn có thể nhìn thấy từ Trái Đất.Phía dưới chân  của chòm sao Orion là sự có mặt của con thỏ Lepus gồm những ngôi sao ở  độ sáng trung bình. Phía trên bên trái của của Sirius, có thể nhận thấy  ngôi sao Procyon, sao sáng của chòm sao Con Chó Nhỏ (Canis Minor)Cao hơn  nữa phía phía Nam, Tây Nam bạn sẽ gặp 2 sao sáng Castor và Pollux, 2  ngôi sao tạo thành 2 cái đầu của 2 anh em sinh đôi Gemini. Đôi chân của 2  anh em này hướng về phía của sao Beltelgeuse.Gần thiên đỉnh, có sự xuất  hiện của ngôi sao Capella, ngôi sao sáng nhất của chòm sao Auriga  (nguời đánh xe/ Ngự Phu).Capella, Aldebaran, Procyon, Sirius, Rigel và  Castor tạo thành một hình lục giác gồm 6 ngôi sao sáng trên bầu trời, đó  là lục giác mùa đông ( hexagone d'hiver)Cũng như nhiều chòm sao khác,  bạn cũng có thể thấy chòm sao Eridanus (con sông địa ngục) phía Nam, Tây  Nam. Phía dưới sao Rigel một chút là chòm sao Kì Lân (Monoceros). Trân  chân trời Nam, trong khoảng không nằm giữa Orion, Canis Major và Gemini,  có sự choán chỗ của các chòm sao : Vela (cánh buồm), Carina (sống  thuyền) và Puppis (đuôi thuyền) – đây là những chòm sao hợp thành con  tàu Argos củangười anh hùng Jason trong thần thoại.
Các bạn có thể để ý trong ba ngôi sao treo lơ lửng dưới thắt lưng  chòm orion, người ta thường gọi là thanh kiếm của orion, nếu các bạn nhìn vào ngôi sao ở giữa sẽ thấy ánh sáng nó mờ mờ ảo ảo. Ngôi sao mờ nó là vườm ươm các sao trẻ có tuổi chưa tới 1 triệu năm, và nhiều sao sơ sinh khác đang lớn lên trong những đám mây khí, đó là tinh vân orion, cách xa chúng ta 1600 năm ánh sáng. Hãy nhìn lên hình đâu tiên của lục giác mùa đông các bạn sẽ thấy ngay.

(http://sites.google.com/site/circlops/Nam.JPG)

Phía Tây:
 
 Phía trên chân trời hướng Tây lúc này, bạn sẽ  thấy hình vuông của chòm sao Pegasus (ngựa bay). Ngôi sao thấp nhất của  hình vuông này ở khá gần chân trời và rất khó để có thể nhận biết được.  Ngôi sao bạn sẽ thấy theo đường chéo của hình vuông này là Sirrah, ngôi  sao sáng nhất của chòm sao Andromeda. Tinh vân Andromeda (M31) nằm trên  cao khoảng 40 độ tính từ chân trời.Cao hơn một chút, gần đường trung  tuyến trời, bạn sẽ gặp các ngôi sao tạo thành chòm sao Perseus. Bằng  cách đi lên cao hơn và tiến về phía Thiên đỉnh, bạn gặp lại sao Capella,  ngôi sao sáng nhất chòm sao Auriga.Một chút nữa về bên trái, bạn sẽ gặp  chòm sao Triangalum (Tam Giác) và bên trái hình tam giác đó là chòm sao  Aries (Con cừu - Bạch Dương). Một phần trời Tây và Tây Nam bị chiếm chỗ bởi chòm sao Pisces (Song  Ngư), xa hơn về hướng Tây Nam là chòm sao Cetus (Cá voi) mà một phần nhỏ  của nó lúc này đã biến mất dưới chân trời.         
(http://sites.google.com/site/circlops/Tay.JPG)

Hãy bắt đầu tìm hiểu khám phá vũ trụ huyền bí ngay lúc này. Để hiểu rằng chúng ta đang ở đâu trong vũ trụ bao la.
 Discoverychange - Tổng Hợp