Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ CHUYÊN NGÀNH => THIÊN VĂN HỌC => : ursamajor969 11:26:05 PM Ngày 01 September, 2015

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=23235



: Tìm hiểu cách chế tạo vòng chắn sáng cho kính thiên văn
: ursamajor969 11:26:05 PM Ngày 01 September, 2015
(http://sphotos-f.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/p206x206/935775_251575458315518_412652096_n.jpg)
Anh có một cái finder 9x50 tự chế (trong hình trên), vật kính và thị kính (http://thienvanhanoi.org/cuahang/product-category/linh-kien-kinh-thien-van/thi-kinh/) được tráng phủ chống phản quang tốt, quan sát các mục tiêu đủ sáng cho chất lượng ảnh cũng rất tốt, nhưng khi so sánh nó với cái ống nhòm "cùi" 10x35 của TQ thì anh phát hiện ra khả năng quan sát các vật thể được chiếu sáng yếu (hoặc rất yếu) trong bóng tối của finder 9x50 thua xa cái ống nhòm 10x35. Thế có đau không :-?:-?:-? . Với finder  (http://thienvanhanoi.org/cuahang/product/finder-5x25-ong-ngam-dinh-vi/)như vậy thì làm sao có thể giúp Kính Thiên Văn (http://thienvanhanoi.org/cuahang/) tìm được các vật thể tối (deep sky objec) trong bầu trời đêm? Thật là đau đầu nhức óc.

Sau này anh phát hiện ra bộ lăng kính đảo hình trong ống nhòm thường được gắn thêm các vòng chắn sáng khá tinh vi (gỡ ra mới thấy), anh tìm hiểu thêm thì được biết các vòng chắn sáng trong kính thiên văn có vai trò khá quan trọng trong việc hạn chế hiện tượng giảm độ tương phản (contrast) của hình ảnh do ánh sáng "tạp" phản xạ lung tung trong lòng KTV gây ra. Nghiên cứu kỹ hơn tài liệu nước ngoài thấy có 2 phương pháp lắp đặt,  tính toán vị trí và kích thước vòng chắn sáng hơi khác nhau, các bạn có thể tham khảo hình dưới đây:
Cách 1:
(http://sphotos-g.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-frc1/390708_251575524982178_512331064_n.jpg)

Cách 2:
(http://sphotos-b.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-prn1/21216_251575531648844_1746672225_n.jpg)

Cấu tạo lỗ thoát sáng cho hiệu quả tốt nhất:
(http://sphotos-b.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/946698_251575478315516_647370636_n.jpg)

Cách 1 thì dễ tính toán hơn, cách thứ 2 thì có vẻ "khoa học" hơn. Anh thử áp dụng cách thứ nhất (cho dễ tính toán) cho cái finder 9x50, sử dụng 2 vòng chắn sáng, 1 cái gắn ở giữa finder, 1 cái gắn trước thị kính (do mới thử nghiệm nên sử dụng vật liệu tạm bợ, nhìn hơi "cùi" một tí :) ):
(http://sphotos-h.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/935606_251575464982184_583165427_n.jpg)

(http://sphotos-e.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-frc1/397858_251575508315513_813364480_n.jpg)

(http://sphotos-c.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/936187_251575501648847_883402144_n.jpg)

Xong xuôi đâu đó, anh mang 2 thiết bị ra test lại trong phòng tối (tắt hết đèn trong nhà vào buổi tối) vì ngoài trời toàn mây mù, hiệu quả mang lại ngoài mong đợi luôn. Qua finder 9x50, các vật thể tối trong phòng (không thấy được bằng mắt thường) có thể nhận ra dễ dàng, chúng trở nên sáng hơn và rõ hơn so với ống nhòm 10x35 :-bd:-bd .

Những KTV khúc xạ mà anh đã hướng dẫn các bạn làm thường có cấu tạo giật cấp 2 đốt cho gọn, thực chất có thể coi đốt thứ 2 là 1 vòng chắn sáng, nhưng kích thước lỗ thu sáng đã phù hợp chưa thì nên tính toán lại, ngoài ra chúng ta nên gắn thêm ít nhất 1 vòng chắn sáng nữa vào ống focuser (trước thị kính) để cải thiện tối đa chất lượng hình ảnh.

Đề nghị các bạn có tâm huyết với KTV nghiên cứu thêm vấn đề này để tăng cường chất lượng cho sản phẩm KTV của chúng ta nhé.