Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=23136 : Bài toán nhiệt học - trao đổi nhiệt : liverpool8 10:23:29 AM Ngày 04 August, 2015 Nhờ thầy cố giúp đỡ em bài toán này :
trong 1 bình cách nhiệt chứa 500g nước ở nhiệt độ ban đầu là 10 độ C người ta dùng 1 cái cốc đổ 50g nước vào bình rồi sau khi có cân bằng nhiệt, lại múc ra từ bình 50g nước. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước với bình, cốc và mt. Các cốc nước đổ vào bình đều có nhiệt độ 60 độ C. Hỏi sau bao nhiêu lượt đổ và múc thì nhiệt độ nước > 55 độ C =d> =d> =d> : Trả lời: Bài toán nhiệt học - trao đổi nhiệt : dangtrongdng 01:27:44 AM Ngày 05 August, 2015 Nhờ thầy cô giúp đỡ bài này
Trong 1 bình chứa 0,5kg nước ở 10 độ C cùng lúc bỏ vào trong bình đó 0,2 kg nước ở 80 độ C, 0,5kg đồng ở 100 độ C và 10kg nước đá ở -20 độ C a. hãy chứng tỏ rằng nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp trên nhỏ hơn 0 độ C b. tìm nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp trên nước có c1=4200J/Kg.K, nước đá có c2=2100 J.Kg.K va lamda =3,4.10^5 J/kg. Đồng có c3=400 J/Kg.K. bỏ qua mọi sự mất nhiệt Xin cảm ơn :x :x : Trả lời: Bài toán nhiệt học - trao đổi nhiệt : cái gáo nhỏ 06:51:32 AM Ngày 05 August, 2015 Nhờ thầy cố giúp đỡ em bài toán này : Bên hocmai.vn có người giải bài này như này , bạn xem thử ! trong 1 bình cách nhiệt chứa 500g nước ở nhiệt độ ban đầu là 10 độ C người ta dùng 1 cái cốc đổ 50g nước vào bình rồi sau khi có cân bằng nhiệt, lại múc ra từ bình 50g nước. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước với bình, cốc và mt. Các cốc nước đổ vào bình đều có nhiệt độ 60 độ C. Hỏi sau bao nhiêu lượt đổ và múc thì nhiệt độ nước > 55 độ C =d> =d> =d> PS : Lần sau đọc kĩ hướng dẫn trước khi đăng bài ! Vì đổ vào rồi lại múc ra nên trong những thời gian trao đổi nhiệt, khối lượng của nước trog bình và khối lượng nước đổ vào là không thay đổi. Theo ptcb nhiệt: Q tỏa = Q thu 50(60 - t) = 500(t - to) Với t là nhiệt độ sau mỗi lần cân bằng nhiệt to là nhiệt độ nước trong bình trước mỗi lần cân bằng nhiệt => t = (60 + 10to)/11 Với to = 10 tính được t1 = 14,55 Nước trong bình bây giờ là 14,55 độC, múc ra 50g rồi đổ thêm 50g nước ở 60 độC, ta có nhiệt độ sau cân bằng: t2 = ... t3 = ... tn =... Cho đến khi nhiệt độ cân bằng trên 55 độC thì số lần đổ vào là n - 1, số lần múc ra là n - 2 Thiệt tình ko có ai rảnh lam thi nghiem nay :-( : Trả lời: Bài toán nhiệt học - trao đổi nhiệt : Trần Anh Tuấn 10:03:21 AM Ngày 05 August, 2015 Nhờ thầy cô giúp đỡ bài này Làm câu b trước bạn nhé , áp dụng phương trình cân bằng nhiệt tổng quát : Trong 1 bình chứa 0,5kg nước ở 10 độ C cùng lúc bỏ vào trong bình đó 0,2 kg nước ở 80 độ C, 0,5kg đồng ở 100 độ C và 10kg nước đá ở -20 độ C a. hãy chứng tỏ rằng nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp trên nhỏ hơn 0 độ C b. tìm nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp trên nước có c1=4200J/Kg.K, nước đá có c2=2100 J.Kg.K va lamda =3,4.10^5 J/kg. Đồng có c3=400 J/Kg.K. bỏ qua mọi sự mất nhiệt Xin cảm ơn :x :x Lần lượt gọi khối lượng nước ở 10 độ C , nước ở 80 độ C , đồng ở 100 độ C , nước đá ở -20 độ C là [tex]m_{1}=0,5kg;m_{2}=0,2kg;m_{3}=0,5kg;m_{4}=10kg[/tex] . Gọi t là nhệt độ cân bằng của cả hỗn hợp Ta có : [tex]m_{1}c_{1}\left(t-t_{1} \right)+m_{2}c_{1}\left(t-t_{2} \right)+m_{3}c_{3}\left(t-t_{3} \right)+m_{4}c_{2}\left(t-t_{4} \right)=0[/tex] Giải phương trình trên là bạn tìm được t . : Trả lời: Bài toán nhiệt học - trao đổi nhiệt : Nhiếp Phong 11:14:11 AM Ngày 05 August, 2015 Nhờ thầy cố giúp đỡ em bài toán này : trong 1 bình cách nhiệt chứa 500g nước ở nhiệt độ ban đầu là 10 độ C người ta dùng 1 cái cốc đổ 50g nước vào bình rồi sau khi có cân bằng nhiệt, lại múc ra từ bình 50g nước. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước với bình, cốc và mt. Các cốc nước đổ vào bình đều có nhiệt độ 60 độ C. Hỏi sau bao nhiêu lượt đổ và múc thì nhiệt độ nước > 55 độ C =d> =d> =d> Giải chi tiết thêm cách của mod cái gáo nhỏ : Trả lời: Bài toán nhiệt học - trao đổi nhiệt : liverpool8 10:05:09 PM Ngày 05 August, 2015 bày này phải tìm quy luật, ai zúp e tìm cái quy luật với. :x
: Trả lời: Bài toán nhiệt học - trao đổi nhiệt : liverpool8 09:36:59 PM Ngày 06 August, 2015 Nhờ thầy cố giúp đỡ em bài toán này : Bên hocmai.vn có người giải bài này như này , bạn xem thử ! trong 1 bình cách nhiệt chứa 500g nước ở nhiệt độ ban đầu là 10 độ C người ta dùng 1 cái cốc đổ 50g nước vào bình rồi sau khi có cân bằng nhiệt, lại múc ra từ bình 50g nước. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước với bình, cốc và mt. Các cốc nước đổ vào bình đều có nhiệt độ 60 độ C. Hỏi sau bao nhiêu lượt đổ và múc thì nhiệt độ nước > 55 độ C =d> =d> =d> PS : Lần sau đọc kĩ hướng dẫn trước khi đăng bài ! Vì đổ vào rồi lại múc ra nên trong những thời gian trao đổi nhiệt, khối lượng của nước trog bình và khối lượng nước đổ vào là không thay đổi. Theo ptcb nhiệt: Q tỏa = Q thu 50(60 - t) = 500(t - to) Với t là nhiệt độ sau mỗi lần cân bằng nhiệt to là nhiệt độ nước trong bình trước mỗi lần cân bằng nhiệt => t = (60 + 10to)/11 Với to = 10 tính được t1 = 14,55 Nước trong bình bây giờ là 14,55 độC, múc ra 50g rồi đổ thêm 50g nước ở 60 độC, ta có nhiệt độ sau cân bằng: t2 = ... t3 = ... tn =... Cho đến khi nhiệt độ cân bằng trên 55 độC thì số lần đổ vào là n - 1, số lần múc ra là n - 2 Thiệt tình ko có ai rảnh lam thi nghiem nay :-( : Trả lời: Bài toán nhiệt học - trao đổi nhiệt : cái gáo nhỏ 01:45:13 PM Ngày 08 August, 2015 Truoc het cho mình hỏi bạn đã hiểu bài giải chưa? Có phải bạn đang học lớp 8 ko?
Nếu bạn học lớp 8 thì đó là cách giải duy nhất rồi à! : Trả lời: Bài toán nhiệt học - trao đổi nhiệt : cái gáo nhỏ 04:27:04 PM Ngày 08 August, 2015 Nếu bạn học trên lớp 11 thì bạn tham khảo xem! Hi vọng giúp ích cho bạn :)
Mình thử làm bài tập tương tự có đáp án số nhỏ trong trang này đi! http://dethi.violet.vn/present/show/entry_id/8341520 Có khác khối lượng trong bình là 200g, nhiệt độ sau cùng trên 40độ C Với [tex]t{n}= \frac{60 + 4t_{n - 1}}{5} => t_{n} = 12 + 0,8.t_{n - 1}[/tex] Ta có: t1 = 12 + 0,8.t0 t2 = 12 + 0,8. t1 = 12 + 0,8.(12 + 0,8.t0) = 12 + 0.8.12 + 0.8^2.t0 t3 = 12 + 0,8.12 + 0,8^2.12 + 0,8^3.t0 t4 = 12 + 0,8.12 + 0,8^2.12 + 0,8^3.12 + 0,8^4.t0 [tex]t_{n}= 12 + 0,8.12 + 0,8^{2}.12 +....+ 0,8^{n - 1}.12 + 0,8^{n}.t^{0}[/tex] [tex]t_{n} = 12(1 + 0,8 + 0,8^{2} + ... + 0,8^{n - 1}) + 0,8^{n}.t_{0}[/tex] Thay [tex]t_{n} = 40[/tex] [tex]t_{0} = 10[/tex] ta có [tex]0,8^{n} = 0,4[/tex] (Su dung cog thuc tinh tong cua cap so nhan: 1 + 0,8 +...+0,8^(n-1) = (1-0,8^n):(1-0,8) [tex]=> n = log_{0,8}0,4[/tex] = 4,1 Phải đổ trên 4,1 ca tức là 5 ca trở lên. (Vì 4,1 > 4 nên nếu đổ 4 ca thì nhiệt độ chưa tới 40độ C) Bạn kiểm tra xem quy luật này đúng không! |