Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=21804 : Bài tập sóng cơ học : allstar(HSBH) 09:03:44 PM Ngày 27 September, 2014 1. Sóng dừng trên một sợi dây có dạng: u = 40 sin(2,5[tex]\pi[/tex]x cos([tex]\omega[/tex]t) (mm); trong u là li độ tại thời điểm t của một phần tử M trên sợi dây mà VTCB của nó cách gốc toạ độ O đoạn x (x đo bằng m, t đo bằng s). Khoảng thời gian ngắn nhất giữa 2 lần liên tiếp để 1 điểm trên bụng sóng có độ lớn của li độ bằng biên độ của điểm N cách 1 nút sóng 10 cm là 0,125 s. Tốc độ truyền sóng trên sợi dây tính bằng m/s là?
2.Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. B là vị trí của 1 bụng sóng; M là 1 điểm thuộc cùng 1 bó sóng với B và cách B 1 khoảng 12 cm. Biết rằng trong 1 chu kì sóng, khoảng thời gian mà li độ dao động của phần tử B không nhỏ hơn li độ cực đại của phần tử M là 0,1 s. Tốc độ truyền sóng trên dây. 3.Sợi dây đàn hồi AB chiều dài 20 cm, 2 đầu cố định. Khi chưa có sóng M và N là 2 điểm trên dây với AM = 7 cm; BN = 9 cm. Khi có sóng dừng, người ta quan sát được 5 bụng sóng, tỉ số giữa khoảng cách MN, lớn nhất và nhỏ nhất là 1,25. Bề rộng của bụng sóng? Mọi người giúp mình trả lời với. : Trả lời: Bài tập sóng cơ học : Trịnh Minh Hiệp 10:08:21 PM Ngày 27 September, 2014 1. Sóng dừng trên một sợi dây có dạng: u = 40 sin(2,5[tex]\pi[/tex]x cos([tex]\omega[/tex]t) (mm); trong u là li độ tại thời điểm t của một phần tử M trên sợi dây mà VTCB của nó cách gốc toạ độ O đoạn x (x đo bằng m, t đo bằng s). Khoảng thời gian ngắn nhất giữa 2 lần liên tiếp để 1 điểm trên bụng sóng có độ lớn của li độ bằng biên độ của điểm N cách 1 nút sóng 10 cm là 0,125 s. Tốc độ truyền sóng trên sợi dây tính bằng m/s là? HD:+ Từ [tex]2,5\pi x=\frac{2\pi x}{\lambda }\Rightarrow \lambda =0,8m=80cm[/tex] + Ta có: [tex]A_{N}=Asin\frac{2\pi .10}{80}=\frac{A\sqrt{2}}{2}\Rightarrow \Delta t_{min}=\frac{T}{4}=0,125\Rightarrow T=0,5s[/tex] + Tốc độ truyền sóng trên sợi dây tính bằng: [tex]v=\frac{\lambda }{T}=1,6m/s[/tex] : Trả lời: Bài tập sóng cơ học : Trịnh Minh Hiệp 10:13:10 PM Ngày 27 September, 2014 2.Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. B là vị trí của 1 bụng sóng; M là 1 điểm thuộc cùng 1 bó sóng với B và cách B 1 khoảng 12 cm. Biết rằng trong 1 chu kì sóng, khoảng thời gian mà li độ dao động của phần tử B không nhỏ hơn li độ cực đại của phần tử M là 0,1 s. Tốc độ truyền sóng trên dây. Câu này đã có nhiều người giải rồi em thử tìm lại xem: Trả lời: Bài tập sóng cơ học : Trịnh Minh Hiệp 10:21:57 PM Ngày 27 September, 2014 3.Sợi dây đàn hồi AB chiều dài 20 cm, 2 đầu cố định. Khi chưa có sóng M và N là 2 điểm trên dây với AM = 7 cm; BN = 9 cm. Khi có sóng dừng, người ta quan sát được 5 bụng sóng, tỉ số giữa khoảng cách MN, lớn nhất và nhỏ nhất là 1,25. Bề rộng của bụng sóng? + Khi có sóng dừng 5 bụng (hai đầu là nút) ta có: [tex]20=5\frac{\lambda }{2}\Rightarrow \lambda =8cm[/tex] + Vẽ hình từ đó suy ra khoảng cách nhỏ nhất và lớn nhất giữa M và N => biên độ tại bụng A = ? + Bề rộng bụng là L = 2A : Trả lời: Bài tập sóng cơ học : Trịnh Minh Hiệp 10:45:21 PM Ngày 27 September, 2014 2.Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. B là vị trí của 1 bụng sóng; M là 1 điểm thuộc cùng 1 bó sóng với B và cách B 1 khoảng 12 cm. Biết rằng trong 1 chu kì sóng, khoảng thời gian mà li độ dao động của phần tử B không nhỏ hơn li độ cực đại của phần tử M là 0,1 s. Tốc độ truyền sóng trên dây. Câu này đã có nhiều người giải rồi em thử tìm lại xem |