Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=21244 : Con lắc lò xo : miamiheat(HSBH) 11:26:41 PM Ngày 16 July, 2014 1.Con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với chu kì 0,4 s và biên độ là 8 cm. Chọn trục x'x thẳng đứng chiều dương hướng xuống, gốc toạ độ tại VTCB, gốc thời gian t = 0 khi vật qua VTCB theo chiều dương. Lấy gia tốc rơi tự do g = [tex]10m/s ^{2}[/tex] và [tex]\pi^{2}[/tex] = 10. Thời điểm đầu tiên để lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu là?
2.Con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên 125 cm treo thẳng đứng. Chọn trục Ox thẳng đứng hướng xuống gốc O ở VTCB. Quả cầu dao động với pt x = 10 sin(ωt - π/6) (cm). Trong quá trình dao động, tỉ số giữa lực đàn hồi cực đại và lực đàn hồi cực tiểu là 7/3. Chiều dài lò xo lúc t = 0 là? 3.Con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với chu kì 0,4 s và biên độ là 8 cm. Chọn gốc thời gian là lúc vật qua VTCB theo chiều hướng xuống. Lấy gia tốc rơi tự do g = [tex]10m/s ^{2}[/tex] và [tex]\pi^{2}[/tex] = 10. Thời gian ngắn nhất kể từ khi lò xo có độ dài ngắn nhất đến khi lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu là? Mọi người giúp mình trả lời với. : Trả lời: Con lắc lò xo : Libra.soo 12:09:11 AM Ngày 17 July, 2014 1.Con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với chu kì 0,4 s và biên độ là 8 cm. Chọn trục x'x thẳng đứng chiều dương hướng xuống, gốc toạ độ tại VTCB, gốc thời gian t = 0 khi vật qua VTCB theo chiều dương. Lấy gia tốc rơi tự do g = [tex]10m/s ^{2}[/tex] và [tex]\pi^{2}[/tex] = 10. Thời điểm đầu tiên để lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu là? ..................2.Con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên 125 cm treo thẳng đứng. Chọn trục Ox thẳng đứng hướng xuống gốc O ở VTCB. Quả cầu dao động với pt x = 10 sin(ωt - π/6) (cm). Trong quá trình dao động, tỉ số giữa lực đàn hồi cực đại và lực đàn hồi cực tiểu là 7/3. Chiều dài lò xo lúc t=0 là? 3.Con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với chu kì 0,4 s và biên độ là 8 cm. Chọn gốc thời gian là lúc vật qua VTCB theo chiều hướng xuống. Lấy gia tốc rơi tự do g = [tex]10m/s ^{2}[/tex] và [tex]\pi^{2}[/tex] = 10. Thời gian ngắn nhất kể từ khi lò xo có độ dài ngắn nhất đến khi lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu là? Mọi người giúp mình trả lời với. 1. T=2[tex]\pi.\sqrt{\frac{\Delta l}{g}}[/tex] => [tex]\Delta l[/tex] = 4(cm) Lực đàn hồi của lò xo đạt cực tiểu khi lò xo không dãn k nén(vị trí ban đầu) Xuất phát tại VTCB và đi xuống,sau đó vật chuyển động lên vị trí ta đề cập,như vậy thời gian ngắn nhất (từ VTCB -> A -> -[tex]\frac{A}{2}[/tex] ) t_min = [tex]\frac{T}{4}[/tex] + [tex]\frac{T}{4}[/tex] + [tex]\frac{T}{12}[/tex] = [tex]\frac{7}{30}[/tex](s) 2.Ta có: [tex]\frac{F_{dh Max}}{F_{dh min}}[/tex] = [tex]\frac{k.(\Delta l + A)}{k.(\Delta l-A)}[/tex] = [tex]\frac{7}{3}[/tex] => [tex]\Delta l[/tex] = 25 (cm) Lúc t=0,vật tại vị trí x=-5 hay x=-[tex]\frac{A}{2}[/tex] => Chiều dài lò xo lúc t=0 là : [tex]l_{x}[/tex] = [tex]l_{o}[/tex] + [tex]\Delta l[/tex] + [tex]\frac{A}{2}[/tex] = 155 (cm) 3.Như câu 1 tính được [tex]\Delta l[/tex] = 4(cm) Thời gian ngắn nhất kể từ khi lò xo có độ dài ngắn nhất đến khi lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu là t= [tex]\frac{T}{6}[/tex] = [tex]\frac{1}{15}[/tex] (s) (Với vị trí lò xo có độ dài ngắn nhất: x = -A ; khi lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu x = -[tex]\frac{A}{2}[/tex] ,chọn chiều dương hướng xuống) |