Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=20933 : Dao đông cơ : superburglar 12:05:09 AM Ngày 24 June, 2014 Mong thầy/cô cùng các bạn giúp bạn @chubaopro1996 mầy bài này.Thanks mọi người nhiều:
: Câu 1:.Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ tại 1 nơi bên bờ biển có nhiệt độ 0 độ C. Đưa đồng hồ này lên đỉnh núi có nhiệt độ 0 độ C, trong 1 ngày đêm nó chạy châm 6,75s. coi bán kính TĐ là 6400km thì chiều cao của đỉnh núi là? A. 0,5 km B. 2 km C: 1,5 km D: 1 km Câu 2: 7.Một vật có KL M = 250 g, đang cân bằng khi treo dưới 1 lò xo có độ cứng 50N/m. Người ta đặt nhẹ nhàng lên vật treo 1 vật có KL m thì cả 2 bắt đầu dao động điều hòa trên phương thẳng đứng và khi cách vị trí ban đầu 2 cm thì chúng có tốc độ 40 cm/s. Lấy [tex]g=10m/s^{2}[/tex] . Hỏi KL m = bao nhiêu? A. 150g B. 200g C. 100g D. 250g : Trả lời: Dao đông cơ : Libra.soo 12:20:08 AM Ngày 24 June, 2014 Câu 1: một vật có khối lượng M = 250g , đang cân bằng khi treo dưới 1 lò xo có độ cứng 50N/m.người ta đặt nhẹ nhàng lên vật treo một vật khối lượng m thì cả 2 bắt đầu dao động điều hòa trên phương thẳng đứng và khi cách vị trí ban đầu 2cm thì chúng có tốc độ 40cm/s. lấy g = 10m/s2. hỏi khối lượng m bằng bao nhiêu ? A. 150g B. 200g C. 100g D. 250g tại VTCB O khi chỉ có M, lò xo dãn: [tex]\Delta l_0=\frac{Mg}{k}[/tex] tại VTCB O' có (M+m), lò xo dãn: [tex]\Delta l'_0=\frac{(M+m)g}{k}[/tex] O' nằm dưới O và cách O đoạn : [tex]\Delta l=\Delta l'_0-\Delta l_0=\frac{mg}{k}[/tex] đây cũng chính là biên độ của hệ vật (M+m). vì (M+m) bắt đầu chuyển động từ vị trí O không vận tốc đầu, cách VTCB O' đoạn [tex]\Delta l[/tex] => A = [tex]\Delta l[/tex]=mg/k khi hệ vật cách vị trí O 2cm thì có li độ là A - 2cm [tex]A^2= x^2+\frac{v^2}{\omega ^2}\Leftrightarrow (\frac{mg}{k})^2=(\frac{mg}{k}-0,02)^2+\frac{v^2(M+m)}{k}[/tex] thay số giải ra m = 0,25kg : Trả lời: Dao đông cơ : Phồng Văn Tôm 12:31:04 AM Ngày 24 June, 2014 Bài 1: Xin phép được trích dẫn lại lời giải tương tự của thầy Huỳnh Phước Tuấn
Chu kỳ con lắc ở mặt đất: [tex]T = 2\pi \sqrt{\frac{l}{g_{o}}}[/tex] Ở độ cao [tex]h:T' = 2\pi \sqrt{\frac{l}{g'}};g'=\frac{g_{o}}{1+(\frac{h}{R})^{2}}\rightarrow T'=T(1+\frac{h}{R})[/tex] Độ sai sau 1 chu kỳ dao động:[tex]\Delta T=\frac{hT}{R}\Rightarrow[/tex] sau 1 ngày đêm (86400s) đồng hồ chạy sai (chậm) so với mặt đất nên: [tex]\frac{hT}{R}=\frac{6,75T}{86400}\rightarrow h=0,5(km)[/tex] Bài 2: Xin phép được trích dẫn lại lời giải của thầy Hà Văn Thạnh -Khi ở VTCB ==>[tex]\Delta l_{o}=\frac{mg}{k}=0,25.\frac{10}{50}=0,05(m)[/tex] - khi treo thêm vật ==> [tex]\Delta l_{o}'=\frac{(M+m)g}{k} = 0,05 +\frac{mg}{k}[/tex] ==> Biên độ dao động là [tex]A=\frac{mg}{k}=0,2m[/tex] - Khi vật cách VTCB cũ 2cm ==>[tex]x=0,02-A=0,02-0,2m[/tex] (chọn chiều dương hướng xuống) ==> Công thức độc lập [tex]A^2=x^2+\frac{v^2}{\omega^2}[/tex] ==> [tex]0,04m^2=4.10^{-4}-8.10^{-3}m+0,04m^2+\frac{0,4^2(m+0,25)}{50}[/tex] ==> [tex]0 = 4.10^{-4} - 8.10^{-3}m +3,2.10^{-3}m+ 8.10^{-4}[/tex] ==> [tex]m=0,25kg=250g[/tex] |