Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=20388 : Bài tập về cơ : diamondringnew 01:33:48 PM Ngày 26 May, 2014 Giải hộ với ạ.....e đag cần gấp lắm...:(
Bài 1: Cho 1 bình nước, 1 ống nghiệm, 1 thước đo độ dài. Cho 1 miếng hợp kim nhỏ gồm CU pha với thiếc. Có thể bỏ vào ống nghiệm. Hãy trình bày thí nghiệm để xác định tỉ lệ % khối lượng CU có trong miếng hợp kim ? Bài 2: Tìm các phương án , tìm tỉ trọng của dầu hỏa ( khới lượng riêng của dầu so với nước ) với các dụng cụ sau: - Thước đo tới milimet, bình rộng hình chữ U , biết 2 nhánh = nhau.Hợp quả nặng có móc không biết khối lượng dây chỉ, cốc nước, cốc dầu .....Tìm và nhận xét tất cả phương án này? Bài 3: Một chiếc ống bằng ghỗ có dạng hình trụ rỗng, chiều cao h bằng 10 cm, bán kính trong R1=8cm, bàn kính ngoài R2= 10cm. Khối lượng riêng của ghỗ làm ống là D1=800kg/m3. Ống không thấm nước và xăng. Người ta dáng kín 1 đầu=nilông mỏng ( Đầu này được gọi là đáy) đổ xăng vào ống rồi nhẹ nhàng thả ống xuống nước theo phương thằng đứngao cho xăng không tràn ra ngoài. Tính h fần nổi của ống. Biết khối lượng riêng của xăng=D2=750kg/m3, của nước là Do=1000kg/m3 : Trả lời: Bài tập về cơ : cái gáo nhỏ 04:48:05 PM Ngày 28 May, 2014 Bài 1: Cho 1 bình nước, 1 ống nghiệm, 1 thước đo độ dài. Cho 1 miếng hợp kim nhỏ gồm CU pha với thiếc. Có thể bỏ vào ống nghiệm. Hãy trình bày thí nghiệm để xác định tỉ lệ % khối lượng CU có trong miếng hợp kim ? Hướng giải: Xác định khối lượng m và thể tích V của miếng h.kim:Vđ.Dđ + Vt.Dt = m Vđ + Vt = V => Vđ, Vt => mđ => % B1: Xác đinh V: đổ nước vào ống nghiệm, thả chìm miếng hợp kim, dùng thước đo độ dài (dùng thêm dây chỉ đo chu vi miệng ống nghiệm) để tính thể tích nước dâng lên. B2: Xác định m: Thả nổi miếng hợp kim vào nước ( bước này khó đây :)))), xác định FA = d(nước).V(chìm), áp dụng vật nổi thì P=FA => m (Kiểu bài này thì đã cho Dđ, Dt, Dn) : Trả lời: Bài tập về cơ : cái gáo nhỏ 05:18:28 PM Ngày 28 May, 2014 Bài 2: Tìm các phương án , tìm tỉ trọng của dầu hỏa ( khốii lượng riêng của dầu so với nước ) với các dụng cụ sau: *2 cách:- Thước đo tới milimet, bình rộng hình chữ U , biết 2 nhánh = nhau.Hợp quả nặng có móc không biết khối lượng dây chỉ, cốc nước, cốc dầu .....Tìm và nhận xét tất cả phương án này? Cách 1: Dùng bình U - Đổ nước vào bình, đợi cho mực nước 2 nhánh bằng nhau. - Đổ dầu vào 1 nhánh. - Dùng thước đo độ cao của 2 chất lỏng tính từ mặt phân cách nước và dầu. - Xét áp suất tại điểm ở mặt phân cách mỗi nhánh: pA = pB <=> d(nước).h(nước) = d(dầu).h(dầu) => d(nước)/d(dầu) Cách 2: Dùng hộp quả nặng: - Lấy thước làm đòn cân (treo bởi sợi dây}, 1 bên treo quả nặng 1 nhúng chìm vào cốc nước, 1 bên treo quả nặng 2 (hộp quả nặng thì đựng các quả nặng có cùng khối lượng) trong không khí, sao cho đòn cân thăng bằng (có thể dùng bình U để kiểm tra độ thăng bằng). Ta có: F1/P1 = l2/l1 hay (P1 -FA1)/P1 = l2/l1 => d(nước)/d(quả nặng) (1) - Tương tự với cốc dầu => d(dầu)/d(quả nặng) (2) Từ (1) và (2) > d(nước)/d(dầu) *Nhận xét: C2 dài nhưng độ chính xác cao hơn. : Trả lời: Bài tập về cơ : cái gáo nhỏ 05:30:47 PM Ngày 28 May, 2014 Bài 3: Một chiếc ống bằng ghỗ có dạng hình trụ rỗng, chiều cao h bằng 10 cm, bán kính trong R1=8cm, bàn kính ngoài R2= 10cm. Khối lượng riêng của ghỗ làm ống là D1=800kg/m3. Ống không thấm nước và xăng. Người ta dáng kín 1 đầu=nilông mỏng ( Đầu này được gọi là đáy) đổ xăng vào ống rồi nhẹ nhàng thả ống xuống nước theo phương thằng đứngao cho xăng không tràn ra ngoài. Tính h fần nổi của ống. Biết khối lượng riêng của xăng=D2=750kg/m3, của nước là Do=1000kg/m3 Ống nổi: FA = P (*)FA = d(nước).V(chìm) = d(nước).h(chìm).S(ngoài) P = P(gỗ) + P(xăng) = d(gỗ).h.{S(ngoài) - S(trong)} + d(xăng).h.S(trong) Thay vào (*) => h(chìm) => h(nổi) |