Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : tranvannhands95 10:12:28 PM Ngày 23 April, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=20099



: 2 bài: con lắc lò lo và giao thoa I-âng
: tranvannhands95 10:12:28 PM Ngày 23 April, 2014
Bài 1: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, từ VTCB kéo vật xuống dưới một đoạn 10 cm rồi thả nhẹ. Sau khoảng thời gian nhỏ nhất tương ứng là [tex]\Delta[/tex]t1, [tex]\Delta[/tex]t2 thì lực phục hồi và lực đàn hồi của lò xo triệt tiêu, với [tex]\Delta[/tex]t1 / [tex]\Delta[/tex]t2 = 3 / 4. Lấy g = 10 m/s2. Chu kì dao động của con lắc là:
A. 0,68 s
B. 0,15 s
C. 0,76 s
D. 0,44 s

Bài 2: Trong thí nghiệm giao thoa I-âng, nguồn sáng phát đồng thời 3 bức xạ đơn sắc [tex]\lambda 1[/tex] = 0,4 [tex]\mu m[/tex]; [tex]\lambda 2[/tex] = 0,5 [tex]\mu m[/tex] và [tex]\lambda 3[/tex] (có màu đỏ). Trên màn trong khoảng giữa 2 vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân trung tâm chỉ có 1 vị trí trùng nhau của các vân sáng ứng với hai bức xạ [tex]\lambda 1[/tex], [tex]\lambda 2[/tex]. Giá trị [tex]\lambda 3[/tex] xấp xỉ bằng:
A. 0,67 [tex]\mu m[/tex]
B. 0,75 [tex]\mu m[/tex]
C. 0,72 [tex]\mu m[/tex]
D. 0,64 [tex]\mu m[/tex]

Em xin cảm ơn!


: Trả lời: 2 bài: con lắc lò lo và giao thoa I-âng
: cuongthich 11:10:22 PM Ngày 23 April, 2014
Bài 1: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, từ VTCB kéo vật xuống dưới một đoạn 10 cm rồi thả nhẹ. Sau khoảng thời gian nhỏ nhất tương ứng là [tex]\Delta[/tex]t1, [tex]\Delta[/tex]t2 thì lực phục hồi và lực đàn hồi của lò xo triệt tiêu, với [tex]\Delta[/tex]t1 / [tex]\Delta[/tex]t2 = 3 / 4. Lấy g = 10 m/s2. Chu kì dao động của con lắc là:
A. 0,68 s
B. 0,15 s
C. 0,76 s
D. 0,44 s


Em xin cảm ơn!
HD lực phục hòi triệt tiêu tại vị trí cân bằng nên [tex]\Delta t_{1}=\frac{T}{4}[/tex]
nên [tex]\Delta t_{2}=\frac{T}{3}[/tex] lực đàn hồi triệt tiêu tại [tex]\Delta l_{0}[/tex]
vậy [tex]\Delta l_{0}=\frac{A}{2}\rightarrow T[/tex]





: Trả lời: 2 bài: con lắc lò lo và giao thoa I-âng
: cuongthich 12:42:45 AM Ngày 24 April, 2014

Bài 2: Trong thí nghiệm giao thoa I-âng, nguồn sáng phát đồng thời 3 bức xạ đơn sắc [tex]\lambda 1[/tex] = 0,4 [tex]\mu m[/tex]; [tex]\lambda 2[/tex] = 0,5 [tex]\mu m[/tex] và [tex]\lambda 3[/tex] (có màu đỏ). Trên màn trong khoảng giữa 2 vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân trung tâm chỉ có 1 vị trí trùng nhau của các vân sáng ứng với hai bức xạ [tex]\lambda 1[/tex], [tex]\lambda 2[/tex]. Giá trị [tex]\lambda 3[/tex] xấp xỉ bằng:
A. 0,67 [tex]\mu m[/tex]
B. 0,75 [tex]\mu m[/tex]
C. 0,72 [tex]\mu m[/tex]
D. 0,64 [tex]\mu m[/tex]

Em xin cảm ơn!

những vân sáng trùng nhau thỏa mản điều kiện [tex]K1\lambda 1=K2\lambda 2=K3\lambda 3[/tex]
ta có : [tex]\frac{K1}{K2}=\frac{\lambda 2}{\lambda 1}= \frac{5}{4}=\frac{10}{8}[/tex]
do chi có một vân trùng của 1 với 2 nên vị trí trùng 3 bức xạ đâu tiên tính từ vân trung tâm [tex]k1=10:k2=8[/tex]
nên [tex]10\lambda 1=8\lambda 2=K3\lambda 3\rightarrow \lambda 3=10\frac{\lambda 1}{K3}[/tex]
đến đây em có thể thử hoặc bấm máy mode 7 đễ tìm đáp án





: Trả lời: 2 bài: con lắc lò lo và giao thoa I-âng
: tranvannhands95 11:10:20 PM Ngày 24 April, 2014
thầy giải nốt bài 2 giúp em đi ạ, em thật sự không biết phải thử như thế nào


: Trả lời: 2 bài: con lắc lò lo và giao thoa I-âng
: cuongthich 01:44:16 AM Ngày 25 April, 2014
thầy giải nốt bài 2 giúp em đi ạ, em thật sự không biết phải thử như thế nào
vì [tex]\lambda 3[/tex] là as đơn sắc nên [tex]0.38\mu m\leq \lambda 3\leq 0.76\mu m[/tex]
em thay biểu thức lamda vào tìm K rồi tính ra lada3
hoặc em bấm máy tính như sau:
dùng chức năng mode 7 coi [tex]\lambda 3[/tex] như là F(x) và K3 như là biến
bấm máy mode 7
nhập [tex]f(x)=\frac{10.0,4}{x}[/tex]
 Start 1 =
End 25 =
step 1 =
máy hiện 2 cột cột x là giá trị của K cột F(x )là cột lamda tìm và lấy đáp án