Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=19573 : Ngày làm việc của một kiểm toán viên nội bộ : bactran 04:23:50 PM Ngày 25 February, 2014 Daniel R.Montes, Trưởng phòng Kiểm Toán Nội Bộ của một doanh nghiệp bán lẻ lớn
Daniel Montes đã có 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn. Trong đó, ông đã trải qua nhiều vị trí, từ cộng tác viên đến trưởng phòng như hiện tại. Daniel hiện là kiểm toán viên nội bộ của một hãng bán lẻ lớn. Ông tự nhận định về công việc của mình như là một người sẽ giúp bạn dọn dẹp nhà cửa trước khi ba mẹ về nhà. “Trước khi các kiểm toán viên đến thực hiện công việc hằng năm của họ, các kiểm toán nội bộ (http://www.smarttrain.edu.vn/tintuc/703/Chuong-trinh-hoc---Hoc-phi-CIA.html) sẽ phải dành hẳn một năm để kiểm tra hệ thống kiểm soát nhằm bảo đảm chức năng vận hành của bộ máy hoạt động doanh nghiệp”. Ông cũng nhận xét thêm, các kiểm toán viên nội bộ cũng có trách nhiệm lớn hơn kiểm toán viên độc lập khi họ phải lập cả báo cáo về các vấn đề không chỉ về tài chính. Daniel đến sở làm hằng ngày vào lúc 8 giờ sang và dành hẳn 1 giờ đầu tiên để kiểm tra hòm thư. Từ 9 giờ đến 10 giờ, ông có cuộc họp với giám đốc kiểm toán để điểm qua tình hình công việc của phòng ban. Sau đó, ông bắt đầu công việc của mình với việc gặp gỡ nhân viên của các phòng ban, tìm hiểu các vấn đề mà họ gặp phải, những rủi ro có thể xảy ra và đề ra giải pháp cho các vấn đề đó. Trong 1 ngày, Daniel có thể thực hiện một loạt các công việc như cải tiến quy trình, kiểm tra hệ thống kiểm soát, rà soát chính sách và thủ tục, lập kế hoạch kiểm toán, hỗ trợ kiểm toán độc lập, kiểm tra giấy tờ, tính toán tồn kho, kiểm toán IT và có thể cả điều tra gian lận. Daniel dành nhiều thời gian cho việc kiểm toán vận hành, công việc xác định quy trình vận hành doanh nghiệp đang diễn ra như thế nào và những rủi ro gì có thể xảy ra. Việc này có thể mất nhiều tháng và kết thúc bằng việc lập báo cáo kiểm toán kèm theo những đề xuất cải tiến cho ban quản trị doanh nghiệp. Kiểm toán vận hành đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các phòng ban, từ nhân viên cho đến lãnh đạo các cấp. Daniel nói: “Người làm trong bộ phận kiểm toán thường nắm rõ hoạt động của cả doanh nghiệp. Điều này cộng với việc thường xuyên trao đổi với ban quản trị sẽ rất có ích cho sự nghiệp” Sau giờ nghỉ trưa, Daniel dành 2 giờ buổi chiều để tham gia cuộc họp giống như buổi sang. Sau đó, từ 15 giờ đến 17 giờ, ông xử lý những thông tin thu thập được từ cuộc họp. Ông nói: “Đây là lúc mà kĩ năng MS Office đóng vai trò cốt yếu. Tôi thường phải mất rất nhiều thời gian để nhập liệu, xử lý thông tin và lập báo cáo”. Từ 17 giờ đến 18 giờ 30, ông giải quyết dứt điểm những việc còn tồn đọng và sắp xếp công việc cho ngày hôm sau. Trong những cuộc họp tuần kéo dài từ 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng, Daniel cập nhật cho ban lãnh đạo về các kế hoạch kiểm toán, tình trạng, vấn đề, rủi ro và các dự định mới. Hai lần một tuần, ông tham gia cuộc họp của ban kiểm soát – thay đổi liên quan đến những thay đổi hệ thống và quy trình đối với việc kiểm soát IT như tên đăng nhập, bảo mật và vận hành. Bất kỳ thay đổi nào muốn thực hiện cũng đều phải được ghi nhận, kiểm tra và thông qua bởi ban kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Những thay đổi có thể thực hiện là thay đổi bộ mã, cập nhật phần cứng và phần mềm, sử dụng hệ thống mới, thay đổi về chính sách và thủ tục. Hàng quý, Daniel chuẩn bị thuyết trình để cập nhật về kết quả kiểm toán, đánh giá hậu thay đổi để đảm bảo tất cả các chính sách và thủ tục đã điều chỉnh phù hợp với những thay đổi đã thực hiện. Mỗi năm, ông làm việc với các kiểm toán viên độc lập trong việc lập báo cáo kiểm toán năm. Ông hỗ trợ xác định rủi ro và lập kế hoạch kiểm toán. Daniel thích thú nhất với khía cạnh giải quyết vấn đề trong công việc của mình. Ông làm việc 50 giờ mỗi tuần và thừa nhận rằng văn hóa doanh nghiệp của ông là nhanh chóng và hiệu quả. Là nhân viên chưa có thâm niên nhưng ông có thời gian nghỉ phép là 2 tuần rưỡi mỗi năm. Lời kết Bất kể bạn đang làm việc cho một công ty Big4 hay một hãng kiểm toán nhỏ, công việc đều sẽ đòi hỏi bạn hiểu rõ về các quy định và kiến thức tài chính. Ngoài ra, bạn cũng sẽ cần kĩ năng làm việc nhóm hiệu quả. Nếu bạn thực sự xuất sắc đối vấn những yêu cầu trên và có thể chịu đựng được cả mùa thuế nhọc nhằn thì sự nghiệp kiểm toán có thể chính là sự lựa chọn dành cho bạn. |