Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=19570 : Tư vấn tuyển sinh 2014 : Điền Quang 09:35:52 AM Ngày 25 February, 2014 (https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn2/t1/1958133_10153819170785104_1240884837_n.jpg) 1. Nguyễn Ngọc Nhung, học sinh Trường THPT Trần Phú, băn khoăn về ngành truyền thông marketing và không biết nên lựa chọn thi vào trường nào? Bạn Trần Duy Nguyễn (Trường THPT Thái Phiên) thì mơ hồ về ngành logistist. Thạc sĩ Nguyễn Đăng Lý, hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Công nghệ, kinh tế TP.HCM, chia sẻ logistist là một trong những ngành phát triển trong thời gian qua. Đây là lĩnh vực có sự kết hợp giữa kinh tế và giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông đường thủy. Đây cũng là một lựa chọn khôn ngoan vì thu nhập của nghề này cũng rất cao so với mặt bằng chung của xã hội. Các em có thể lựa chọn thi vào các trường như đại học giao thông vận tải, đại học kinh tế. Ở nhóm ngành này, nhiều học sinh còn rất mơ hồ về những ngành nghề mình sẽ thi cho phù hợp. “Em muốn sau này sẽ làm việc ở sở nội vụ nhưng lại thích thi vào trường kinh tế, không biết có ngành nào của trường này phù hợp với sở thích của em không?”, Trần Thanh (Trường THPT Ngô Quyền) bày tỏ. Theo tiến sĩ Trần Thế Hoàng, Trường đại học Kinh tế TP.HCM, các em cần phân biệt rõ giữa hai chuyện: công việc mình thích và ngành mà mình thích học. Nếu muốn làm việc ở sở nội vụ thì có thể thi vào các ngành quản lý hành chính của học viện hành chính quốc gia, còn nhóm ngành kinh tế ở các trường thì không phù hợp với công việc nội vụ. >>> Một số học sinh còn băn khoăn về đầu vào của các trường đại học khác nhau liệu có thể hiện chất lượng đào tạo của trường. “Thật khó để so sánh chất lượng đào tạo của các trường. Mỗi đơn vị đào tạo đều có những ưu thế, cách thức đào tạo riêng. Việc đầu vào khác nhau phụ thuộc vào chỉ tiêu tuyển sinh của trường năm đó so với số lượng thí sinh đăng ký dự thi. Điều quan trọng là kết quả học tập của các em, đó chính là nền tảng ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của cả thầy trò và tất nhiên một sinh viên giỏi khi đi xin việc thì rất khó nơi nào có thể từ chối”, tiến sĩ Hoàng chia sẻ. 2. Có hình xăm không vào được ĐH An ninh Trong khi đó, tại nhóm khoa học xã hôi, an ninh, báo chí, một học sinh nữ Trường THPT Phan Châu Trinh băn khoăn: “Em muốn thi ĐH khối an ninh, nhưng không biết ngành này có những yêu cầu như thế nào?”. TS Phạm Tấn Hạ, đại diện ban tư vấn, trả lời: “Ngoài lý tưởng và đam mê, các trường an ninh cần có những yêu cầu nhất định về lý lịch và thể chất thể hình. Yêu cầu chính trị rõ ràng, không có cha mẹ, anh chị em vi phạm pháp luật chịu án. Nếu ba mẹ em là đảng viên thì em đủ điều kiện về chính trị. Lưu ý thí sinh có hình xăm sẽ không đủ điều kiện để được dự thi. Những năm qua các trường ĐH An ninh có điểm khá cao, từ 24 trở lên, do vậy các bạn phải cân nhắc khi đăng ký. Còn một điều lưu ý nữa là các bạn phải là đoàn viên thanh niên thì mới đủ điều kiện dự thi. Đối với nữ chỉ tiêu ít nên điểm thi rất cao”. 3. Em muốn làm ngành tổ chức sự kiện nhưng không biết học những ngành nào, sau khi ra trường thì có thể làm ở đâu? TS. Phạm Tấn Hạ: Em có thể học ngành quan hệ công chúng hoặc ngành báo chí tại Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, Trường ĐH Khoa học Huế và Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng, trong các ngành báo chí có phần học về sự kiện và công chúng. TS Giang Thị Kim Liên bổ sung tại ĐH Kinh tế Đà Nẵng có ngành quản trị lễ hội và sự kiện. 4. Em muốn thi khối D6 (ngành ngôn ngữ Nhật) của ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng nhưng nghe nói năm nay ngừng tuyển sinh? TS Giang Thị Kim Liên: Thông tin bộ tạm ngừng tuyển sinh các ngành tiếng Hàn, tiếng Nhật do trước đây bộ xét về số lượng giảng viên và trình độ giảng viên. Nay chúng tôi đã báo cáo lên bộ xem xét lại vì đây là ngành đặc thù nên phải có cơ chế riêng.Trong thời gian này bộ đang xem xét nhưng nhiều khả năng sẽ tiếp tục được tuyển sinh, trong vài ngày nữa sẽ có thông tin chính thức. Ngoài ra, tại Huế cũng có ngành ngôn ngữ Nhật đang tuyển sinh chỉ tiêu 160 tuyển các khối từ D1 đến D6. Các em lưu ý ở Huế sẽ tính hệ số 2 môn ngoại ngữ. 5. Trường ĐH Luật TP.HCM có những lợi thế nào về đầu vào và đầu ra so với các trường có đào tạo ngành luật ở nơi khác? Th.S Lê Văn Hiển: Cả nước ta có 23 trường đào tạo ngành luật với không quá 800 chỉ tiêu. Trong đó có 2 trường chuyên ngành luật hàng đầu ở Hà Nội và TP.HCM. Trường ĐH Luật TP.HCM là số 1 khu vực phía Nam vì vậy nếu bạn được học tại trường bạn sẽ có lợi thế truyền thống lâu đời. Ngoài ra nhà trường có đội ngũ giảng viên hùng hậu với hơn 300 người chuyên sâu về luật. Chúng tôi có thư viện điện tử về chuyên ngành luật với hơn 80.000 đầu sách. Hằng năm trường đều có các đề tài KH cấp bộ, do vậy chuẩn đầu ra và cơ hội việc làm với các em sẽ lớn hơn. Tuy nhiên các bạn phải lưu ý về sức học của mình vì trường luật đầu vào rất cao. TUỔI TRẺ ONLINE : Trả lời: Tư vấn tuyển sinh 2014 : Điền Quang 09:40:16 AM Ngày 25 February, 2014 (http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=690499) Học kỹ thuật ôtô, chọn Bách khoa hay Sư phạm kỹ thuật? Em muốn học ngành kỹ thuật ôtô nhưng không biết chọn trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM hay ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM). Theo nhiều người, chất lượng đào tạo hai trường ngang nhau. Thầy cho em ý kiến với ạ. (minhtien10@...) PGS-TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM: Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) là 2 trường đào tạo về ôtô mạnh nhất phía nam hiện nay. Không thể so sánh giữa 2 trường vì mỗi trường đi theo hướng khác nhau. Trường ĐH Bách khoa dạy thiên về tính toán thiết kế, học lý thuyết nhiều. Ngược lại, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM thiên về hướng công nghệ: tính toán, thiết kế vừa phải, thực hành rất nhiều (từ cuối năm thứ hai, 3 ngày học lý thuyết, 3 ngày thực hành dưới xưởng). Như vậy, nếu bạn đi theo con đường thiết kế thì nên chọn Trường ĐH Bách khoa. Nếu đi theo hướng công nghệ thì nên chọn Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật. * Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có tuyển sinh ngành truyền thông và mạng máy tính không? Ngành kỹ thuật điện tử truyền thông và công nghệ điện tử truyền thông khác nhau thế nào? (hoangduc0169@...) - PGS-TS Đỗ Văn Dũng: Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM không có ngành truyền thông và mạng máy tính. Ngành kỹ thuật điện tử truyền thông học sâu về thiết kế tính toán các mạch điện tử. Trong khi đó ngành công nghệ điện tử truyền thông học cách chế tạo vận hành sửa chữa thiết bị đện tử viễn thông. Đó là điểm khác nhau cơ bản giữa hai ngành này. * Xin thầy cho biết những điểm khác nhau giữa các chuyên ngành: khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật phần mềm. (lydanghuy1511@...) - PGS-TS Đỗ Văn Dũng: Khoa học máy tính và kỹ thuật phần mềm: đào tạo kỹ sư có khả năng thiết kế, xây dựng và triển khai những hệ thống phần mềm đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế. Chương trình sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng thuộc lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin, kiến thức cốt lõi ngành khoa học máy tính, và kiến thức, công nghệ chuyên sâu của ngành như trí tuệ nhân tạo, bảo mật và an toàn máy tính, xử lý dữ liệu khối lượng lớn từ mạng internet và các mạng xã hội, thiết kế và phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di động và môi trường web. Ngành kỹ thuật máy tính: trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng thuộc lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin, kiến thức cốt lõi ngành kỹ thuật máy tính và kiến thức, công nghệ chuyên sâu của ngành như vi xử lý, vi điều khiển, thiết kế vi mạch, phần mềm nhúng, phần mềm cho các thiết bị điều khiển tự động, robot công nghiệp. * Em định thi vào ngành công nghệ thông tin nhưng nghe nói ngành toán ứng dụng cũng đi sâu về lập trình phần mềm và web (đúng ý thích của em). Tuy nhiên ngành này ít trường đào tạo. Năm nay em định thi vào ngành toán ứng dụng. Em muốn biết thêm về chương trình đào tạo của ngành này ạ? (dieuhanhphuc@...) PGS-TS Đỗ Văn Dũng: Ngành toán ứng dụng có mục tiêu đào tạo: - Trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng Toán học tích hợp sát với các lĩnh vực ứng dụng (tài chính, kinh tế, marketing, bảo hiểm, ...) - Cung cấp kiến thức cơ bản cùng những kỹ năng sử dụng các mô hình Toán học để mô tả cơ cấu, sự vận hành các hệ thống trong từng lĩnh vực ứng dụng. - Sinh viên biết sử dụng các công cụ hỗ trợ tính toán từ đơn giản đến phức tạp và sử dụng nhuần nhuyễn các công cụ này để giải quyết các bài toán ứng dụng (C, C++, Matlab, SPSS, Eviews, R, SAS, ...) - Cung cấp các kiến thức khoa học xã hội tuỳ vào chuyên ngành đào tạo (tài chính, kinh tế, marketing, bảo hiểm, ...) Đó là mục tiêu đào tạo của ĐH Hoa Sen. Các trường khác có ngành này cũng tương tự. Tuy nhiên SV sẽ không được trang bị sâu về viết phần mềm hoặc lập trình web như em nghĩ đâu. Muốn học sau về các phần đó em nên đăng ký học công nghệ thông tin. * Em học tốt khối A1: Toán: 9,2 - Lý: 8,5 và Anh Văn: 8,0. Em muốn đăng kí thi vào trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) nhưng vẫn lo là ngành em sẽ đăng kí có điểm chuẩn năm 2013 rất cao. Mong thầy, cô trong ban tư vấn cho em lời khuyên. (ctgthanhnguyen@...) - PGS-TS Đỗ Văn Dũng: Sức học của em như vậy là khá tốt. Em nên chọn các ngành điểm chuẩn năm rồi từ 20-22 khả năng đậu sẽ rất cao. TUỔI TRẺ ONLINE |