Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ CHUYÊN NGÀNH => VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG => : letjteo 02:52:07 AM Ngày 25 January, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=19367



: Bài tập chương Nhiệt động học
: letjteo 02:52:07 AM Ngày 25 January, 2014
Thầy cô và các bạn xem giúp mình
1/
Một máy lạnh lý tưởng chạy theo chu trình Carnot ngược, lấy nhiệt từ nguồn lạnh ở nhiệt độ 0^oC nhả cho bình nước sôi ở nhiệt độ 100^oC. Cho nhiệt nóng chảy của nước đá là \lambda=3,35\times{10^5}J/kg, nhiệt hóa hơi riêng của nước là L=2,26\times{10^6}J/kg. Khối lượng nước cần làm đông ở nguồn lạnh để biến 1kg nước ở bình sôi thành hơi là:
4.93kg
1.08kg
1.08g
4.93g
2/
Một khối khí Heli có áp suất, thể tích và nội năng lần lượt là p, V và U. Hệ thức nào sau đây là đúng?
pV=U/3
pV=2U/5
pV=2U/3
pV=U/4




: Trả lời: Bài tập chương Nhiệt động học
: letjteo 03:54:03 AM Ngày 25 January, 2014
Thầy cô và các bạn xem giúp mình
1/
Một máy lạnh lý tưởng chạy theo chu trình Carnot ngược, lấy nhiệt từ nguồn lạnh ở nhiệt độ 0^oC nhả cho bình nước sôi ở nhiệt độ 100^oC. Cho nhiệt nóng chảy của nước đá là \lambda=3,35\times{10^5}J/kg, nhiệt hóa hơi riêng của nước là L=2,26\times{10^6}J/kg. Khối lượng nước cần làm đông ở nguồn lạnh để biến 1kg nước ở bình sôi thành hơi là:
4.93kg
1.08kg
1.08g
4.93g
2/
Một khối khí Heli có áp suất, thể tích và nội năng lần lượt là p, V và U. Hệ thức nào sau đây là đúng?
pV=U/3
pV=2U/5
pV=2U/3
pV=U/4

Mình bấm nhầm phần này mod xóa hộ mình

đây là bài mình cần đăng mọi người giải hộ mình

1/
Một máy lạnh lý tưởng chạy theo chu trình Carnot ngược, lấy nhiệt từ nguồn lạnh ở nhiệt độ [tex]0^oC[/tex] nhả cho bình nước sôi ở nhiệt độ [tex]100^oC[/tex]. Cho nhiệt nóng chảy của nước đá là [tex]\lambda=3,35\times{10^5}J/kg[/tex], nhiệt hóa hơi riêng của nước là [tex]L=2,26\times{10^6}J/kg[/tex]. Khối lượng nước cần làm đông ở nguồn lạnh để biến 1kg nước ở bình sôi thành hơi là:
4.93kg
1.08kg
1.08g
4.93g

2/
Một động cơ có tác nhân là khí lý tưởng 2 nguyên tử, hoạt động theo chu trình Stirling: 2 quá trình đẳng tích và 2 quá trình đẳng nhiệt. Nhiệt độ của nguồn nóng là [tex]95^oC[/tex], nhiệt độ nguồn lạnh là [tex]24^oC[/tex]. Các giá trị thể tích ở điểm D và C là: [tex]V_D=5\times{10^{-3}}m^3; V_C=10^{-3}m^3[/tex] Hiệu suất của động cơ là:
(https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/t1/1530486_513642565418570_337228175_n.jpg)
0.36
0.28
0.82
0.63

3/
Vật có khối lượng 0,1kg đứng yên trên một mặt bàn không ma sát. Một vật khác có cùng khối lượng, chuyển động với vận tốc 10m/s đến va chạm với vật ban đầu. Sau va chạm 2 vật dính vào nhau và tiếp tục chuyển động. Cả 2 vật đều có cùng nhiệt độ ban đầu là 300K và nhiệt dung riêng [tex]1,05\times{10^3}J/kg.K[/tex]. Giả sử năng lượng nhiệt tạo thành do sự va chạm chia đều cho cả 2 vật. Độ tăng nhiệt độ [tex]\Delta{T}[/tex] của hệ 2 vật sau va chạm là:

4/
Một cabin thể tích V chứa không khí (coi là khí lý tưởng lưỡng nguyên tử) ở nhiệt độ ban đầu T1. Sau khi bạn đốt lò sưởi củi, nhiệt độ trong cabin tăng tới giá trị T2. Tổng độ biến thiên nội năng tích trữ của không khí trong cabin là bao nhiêu?


: Trả lời: Bài tập chương Nhiệt động học
: lmtuan 01:06:53 PM Ngày 27 January, 2014
2/
Một khối khí Heli có áp suất, thể tích và nội năng lần lượt là p, V và U. Hệ thức nào sau đây là đúng?
pV=U/3
pV=2U/5
pV=2U/3
pV=U/4

U= (ipV)/2 với i=3 vì heli là khí đơn nguyên tử nên đáp án là pV=2U/3


: Trả lời: Bài tập chương Nhiệt động học
: Hà Văn Thạnh 05:06:57 PM Ngày 27 January, 2014
Một động cơ có tác nhân là khí lý tưởng 2 nguyên tử, hoạt động theo chu trình Stirling: 2 quá trình đẳng tích và 2 quá trình đẳng nhiệt. Nhiệt độ của nguồn nóng là [tex]95^oC[/tex], nhiệt độ nguồn lạnh là [tex]24^oC[/tex]. Các giá trị thể tích ở điểm D và C là: [tex]V_D=5\times{10^{-3}}m^3; V_C=10^{-3}m^3[/tex] Hiệu suất của động cơ là:
(https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/t1/1530486_513642565418570_337228175_n.jpg)
0.36
0.28
0.82
0.63
HD bạn làm
(ABCD = 1234)
H = A/Q
(A công chu trình, Q>0)
+ A12=nRT1.ln(V2/V1)(đẳng nhiệt) và A23=0 (đẳng tích), A34=nRT3ln(V4/V3)(dặng nhiệt) và A41=0
+ Q12=A12>0, Q23=Delta U23 = n(5R/2)(T3-T2)<0 , Q34=A34<0, Q41=Delta U41=n(5R/2)(T1-T4)>0
H=(A12+A34)/(Q12+Q41)