Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 10 => : hstb 03:26:00 PM Ngày 11 November, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=18792



: Bài tập chuyển động trên mặt phẳng nghiêng cần giúp đỡ :)
: hstb 03:26:00 PM Ngày 11 November, 2013
1 vật trượt từ đỉnh mặt phẳng ngiêng với góc nghiêng α = 45º. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng μ = 0,2 và độ cao của mặt phẳng nghiêng là [tex]4\sqrt{2}[/tex]m.
 a. Tính gia tốc trượt của vật (lấy g = 10 m/s²)
 b. Tính thời gian trượt từ đỉnh của mặt phẳng nghiêng đến chân mặt phẳng.
 c. Tính vận tốc ở chân mặt phẳng nghiêng.
 d. Hỏi ở vị trí nào thì vận tốc bằng [tex]\frac{1}{2}[/tex] vận tốc ở chân mặt phẳng nghiêng?
 e. Hỏi góc nghiêng bằng bao nhiêu thì vật chuyển động trượt thẳng đều xuống chân mặt phẳng ngang?


: Trả lời: Bài tập chuyển động trên mặt phẳng nghiêng cần giúp đỡ :)
: haino84 12:51:40 PM Ngày 12 November, 2013
a/ Áp dụng định luật II Niutơn: [tex]Psin\alpha - F_{ms}=ma \Rightarrow a=gsin\alpha -\mu gcos\alpha \approx [tex]4\sqrt{2}m/s^{2}[/tex]
b/ Chiều dài dốc:[tex]s=\frac{h}{sin45}= 8 m[/tex]

Thời gian xuong dốc: [tex]t=\sqrt{\frac{2.s}{a}}\approx 2,83 s[/tex]
c/ Vận tốc ở chân mặt phẳng nghiêng: v = [tex]\sqrt{2as}\approx 9,51m/s[/tex]
d/Đặt v1 = v/2 = 4,755 m/s
[tex]v_{1}^{2}= 2.a.s_{1}\Rightarrow s_{1}\approx 2 m[/tex]
vị trí có vận tốc bằng 1/2 vận tốc ở chân mặt phẳng nghiêng cách vị trí xuất phát 2 m.
e/ Để vật chuyển động đều [tex]Psin\alpha =F_{ms}\Rightarrow tan\alpha =\mu \Rightarrow \alpha \approx 11,31^{0}[/tex]


: Trả lời: Bài tập chuyển động trên mặt phẳng nghiêng cần giúp đỡ :)
: hstb 08:50:51 PM Ngày 12 November, 2013
@haino84 Cảm ơn bạn nhiều lắm. Nhưng bạn tính sai t của câu b. Ah` tớ còn thắc mắc ở câu d, tại sao [tex]Psin\alpha = F_{ms} \Leftrightarrow tan\alpha = \mu[/tex] ?


: Trả lời: Bài tập chuyển động trên mặt phẳng nghiêng cần giúp đỡ :)
: Trần Anh Tuấn 04:12:54 PM Ngày 13 November, 2013
@haino84 Cảm ơn bạn nhiều lắm. Nhưng bạn tính sai t của câu b. Ah` tớ còn thắc mắc ở câu d, tại sao [tex]Psin\alpha = F_{ms} \Leftrightarrow tan\alpha = \mu[/tex] ?

[tex]F_{ms}=\mu mgcos\alpha[/tex]