Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=18436 : từ trường - cảm ứng từ : Trần Thị Thoa 11:30:14 PM Ngày 02 October, 2013 hai thanh kim loại song song thẳng đứng, một đâù nối với tụ điện C , một đoạn dây MN có độ dài l, khối lượng m, tì vào hai thanh kim loại ,tự do trượt không ma sát xuống dưới và luôn vuông góc với 2 thanh kim loại đó. Toàn bộ hệ thống được đặt trong từ trường đều B vuông góc với mặt phẳng chứa hai thanh kim loại đó. bỏ qua điện trở của mạch.
a, tính gia tốc a của MN và chỉ ra sự biến đổi trong mạch b, bây giờ đặt hai thanh kim loại nghiêng một góc với phương nằm ngang, độ lớn và chiều của B như cũ. Ban đầu MN được thả từ vị trí các đầu dưới của thanh kim loại một đoạn d. Tìm thời gian để MN bắt đầu rời thanh kim loại và vận tốc MN khi đó : Trả lời: từ trường - cảm ứng từ : Điền Quang 11:54:53 PM Ngày 02 October, 2013 Em xem lại mục đích đăng bài?
: Trả lời: từ trường - cảm ứng từ : Trần Thị Thoa 04:41:12 PM Ngày 03 October, 2013 sao ak????????????????????????
: Trả lời: từ trường - cảm ứng từ : Trần Thị Thoa 04:48:34 PM Ngày 03 October, 2013 nhờ mọi người giúp em bài này hai thanh kim loại song song thẳng đứng, một đâù nối với tụ điện C , một đoạn dây MN có độ dài l, khối lượng m, tì vào hai thanh kim loại ,tự do trượt không ma sát xuống dưới và luôn vuông góc với 2 thanh kim loại đó. Toàn bộ hệ thống được đặt trong từ trường đều B vuông góc với mặt phẳng chứa hai thanh kim loại đó. bỏ qua điện trở của mạch. a, tính gia tốc a của MN và chỉ ra sự biến đổi trong mạch b, bây giờ đặt hai thanh kim loại nghiêng một góc với phương nằm ngang, độ lớn và chiều của B như cũ. Ban đầu MN được thả từ vị trí các đầu dưới của thanh kim loại một đoạn d. Tìm thời gian để MN bắt đầu rời thanh kim loại và vận tốc MN khi đó : Trả lời: từ trường - cảm ứng từ : Phạm Đoàn 11:50:12 PM Ngày 03 October, 2013 a. Xét trường hợp véc tơ cảm úng từ vuông góc với khung dây.
Giả sử tại thời điểm t vận tốc tức thời của thanh MN là [tex]\vec{v}[/tex] => độ biến thiên diện tích giới hạn bởi khung dây và thanh MN là: [tex]dS=vldt[/tex] => trong mạch xuất hiện một nguồn điện có suất điện động: [tex]E=\frac{d\phi }{dt}=\frac{BdS}{dt}=Bvl[/tex] => điện tích của tụ điện là: [tex]q=C.E[/tex] và cường độ dòng điện trong mạch: [tex]i=\frac{dq}{dt}=BlC.\frac{dv}{dt}=BlCa[/tex] => lực từ tác dụng lên thanh MN là: [tex]F_{l}=Bil=B^{2}l^{2}Ca[/tex] Theo định luật II Niuton ta có: [tex]\vec{P}+\vec{F_{l}}=m\vec{a}[/tex] chiếu lên phương chuyển động của thanh ta có: [tex]mg-B^{2}l^{2}Ca=ma\Leftrightarrow a=\frac{mg}{m+B^{2}l^{2}C}[/tex] b. Xét trường hợp khung dây hợp với phương nằm ngang một góc [tex]\alpha[/tex] Khi đó suất điện động xuất hiện trong khung dây là: [tex]E=\frac{BdSsin\alpha }{dt}=Blvsin\alpha[/tex] => Cường độ dòng điện trong mạch là: [tex]i=BlCasin\alpha[/tex] Viết phương trình định luật II Niuton cho thanh MN ta có: [tex]\vec{P}+\vec{F_{l}}=m\vec{a}[/tex] Chiếu lên phương chuyển động của thanh ta có: [tex]Psin\alpha -F_{l}sin\alpha =ma\Leftrightarrow mgsin\alpha -B^{2}l^{2}Ca.sin^{2}\alpha =ma\Leftrightarrow a=\frac{mgsin\alpha }{m+B^{2}l^{2}Csin^{2}\alpha }[/tex] : Trả lời: từ trường - cảm ứng từ : Trần Thị Thoa 10:18:08 PM Ngày 04 October, 2013 em cảm ơn nhiều ak hoc-)
|