Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC => : Điền Quang 11:42:18 AM Ngày 01 October, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=18422



: P7: Hạt nhân 2014
: Điền Quang 11:42:18 AM Ngày 01 October, 2013
TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC 2014 - PHẦN 7: VẬT LÝ HẠT NHÂN

Đề chuẩn bị cho kỳ thi đại học 2014, Diễn Đàn TVVL tiếp tục xây dựng hệ thống topic TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC.

Tại đây các mod sẽ đưa ra các câu hỏi về phần VẬT LÝ HẠT NHÂN, các em học sinh sẽ trả lời.

Chú ý: Đây không phải là nơi hỏi bài, do đó bài đăng vào đây để nhờ giải giúp sẽ bị xóa!

Các mod vui lòng đánh số câu hỏi theo thứ tự!

Xin chân thành cảm ơn các thầy/cô và các em học sinh đã dành thời gian tham gia!


: Trả lời: P7: Hạt nhân 2014
: Điền Quang 11:52:10 PM Ngày 29 October, 2013
Câu 1: Poloni [tex]^{210}_{84}Po[/tex] là chất phóng xạ phát ra hạt [tex]\alpha[/tex] và chuyển thành hạt nhân chì Pb. Chu kỳ bán rã Po là 138 ngày. Ban đầu có 1g Po nguyên chất, sau 1 năm ( 365 ngày ) lượng khí Heli giải phóng ra có thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn bằng: (ở điều kiện tiêu chuẩn 1 mol khí chiếm một thể tích  22,4 lit)
A. 68,9 [tex]cm^{3}[/tex]                  B. 89,6 [tex]cm^{3}[/tex].                                      C. 22,4 [tex]cm^{3}[/tex].                              D. 48,6 [tex]cm^{3}[/tex].


: Trả lời: P7: Hạt nhân 2014
: Đình Ngọc 03:21:35 PM Ngày 30 October, 2013
thầy ơi. em làm 2 lần đều ra 44,8cm3 thầy xem em làm đúng không.
 Số hạt Po ban đầu[tex]N_{0}=\frac{6,02.10^{23}.1}{210}=2,87.10^{21} hat[/tex]
Số hạt anpha được tạo thành sau 1 năm [tex]\Delta N=N_{0}(1-2^{\frac{-365}{138}})=2,408.10^{21}hạt[/tex]
Thể tích khí heli tạo thành là V=[tex]V=\frac{2,408.10^{21}}{2}.22,4=44,8 cm3[/tex]


: Trả lời: P7: Hạt nhân 2014
: Điền Quang 04:33:31 PM Ngày 30 October, 2013
thầy ơi. em làm 2 lần đều ra 44,8cm3 thầy xem em làm đúng không.
 
Số hạt Po ban đầu[tex]N_{0}=\frac{6,02.10^{23}.1}{210}=2,87.10^{21} hat[/tex]

Số hạt anpha được tạo thành sau 1 năm [tex]\Delta N=N_{0}(1-2^{\frac{-365}{138}})=2,408.10^{21}hạt[/tex]

Thể tích khí heli tạo thành là [tex]{\color{red} V=\frac{2,408.10^{21}}{2}}.22,4=44,8 cm3[/tex]


Bạn xem lại chỗ chúng tôi tô đỏ.


: Trả lời: P7: Hạt nhân 2014
: Đình Ngọc 01:01:37 PM Ngày 01 November, 2013
ak em biết nhầm đâu rồi Heli em cứ viết khối lượng là 2. phải là 4 mới đúng a.[tex]V=\frac{2,408.^{21}}{4.6,02.^{23}}.22,4=22,4cm3[/tex]


: Trả lời: P7: Hạt nhân 2014
: Điền Quang 02:18:53 PM Ngày 01 November, 2013
ak em biết nhầm đâu rồi Heli em cứ viết khối lượng là 2. phải là 4 mới đúng a.[tex]V=\frac{2,408.^{21}}{4.6,02.^{23}}.22,4=22,4cm3[/tex]


Tại sao lại chia 4 ???


: Trả lời: P7: Hạt nhân 2014
: Đình Ngọc 02:28:46 PM Ngày 01 November, 2013
em hiểu thì khi phóng xạ tạo ra nguyên tử Heli, khi tính thì phải tính là phân tử chứ thầy nhỉ nên lấy số hạt heli tạo thành chia 2. thầy chữa giúp em mới a. KQ em làm vẫn là 44,8cm3


: Trả lời: P7: Hạt nhân 2014
: Điền Quang 02:57:52 PM Ngày 01 November, 2013
em hiểu thì khi phóng xạ tạo ra nguyên tử Heli, khi tính thì phải tính là phân tử chứ thầy nhỉ nên lấy số hạt heli tạo thành chia 2. thầy chữa giúp em mới a. KQ em làm vẫn là 44,8cm3

He thuộc nhóm VIII A trong bảng hệ thống tuần hoàn, đây là nhóm khí trơ, dạng phân tử khí của heli là: He.

Thể tích khí thu được là:

[tex]V=\frac{2,408.10^{21}}{6,02.10^{23}}.22,4=89,6 cm^{3}[/tex]



: Trả lời: P7: Hạt nhân 2014
: Đình Ngọc 03:42:31 PM Ngày 01 November, 2013
dạ vâng em biết sao sai rồi ak. em cảm ơn thầy


: Trả lời: P7: Hạt nhân 2014
: huynhcashin1996 11:47:53 PM Ngày 04 January, 2014
Câu 2: Một đồng vị [tex]X_{Z}^{A}[/tex] là chất phóng xạ tia [tex]\alpha[/tex] trong [tex]t_{1}[/tex] h đầu tiên người ta đếm được [tex]\Delta N_{1}[/tex] hạt  [tex]\alpha[/tex] bay ra. Sau đó nghĩ một khoảng thời gian  kể từ khi đo lần đầu tiên người ta tiếp tục đo từ  [tex]t_{2}[/tex] đến  [tex]t_{3}[/tex] thì thấy có [tex]\Delta N_{2}[/tex] hạt [tex]\alpha[/tex] bay ra. Biết [tex]t_{3}-t_{2}=t_{1}[/tex] và T là chu kỳ bán rã của   [tex]X_{Z}^{A}[/tex]. Hãy tìm mối liên hệ đúng
A. [tex]\Delta N_{2}=\Delta N_{1}.2^{-\frac{t_{2}}{T}}[/tex]
B. [tex]\Delta N_{2}=\Delta N_{1}.2^{\frac{t_{2}}{T}}[/tex]
C. [tex]\Delta N_{2}=\Delta N_{1}.(1-2^{-\frac{t_{2}}{T}})[/tex]
D. [tex]\Delta N_{2}=\Delta N_{1}.(1-2^{\frac{t_{2}}{T}})[/tex]
P/s: câu này em post để các bạn và thầy cô thảo luận chứ không phải hỏi ạ! nếu 2 ngày sau chưa có ai giải em sẽ post bài giải ạ


: Trả lời: P7: Hạt nhân 2014
: Nguyễn Tấn Đạt 10:04:29 AM Ngày 07 March, 2014
Câu 3: Bắn hạt alpha có động năng 4,5MeV vào hạt nhân N14 thì thu được hạt proton và hạt X. Biết hai hạt sinh ra có cùng động năng và tốc độ hạt X là [tex]4,32.10^6m/s[/tex]. Lấy khối lượng hạt nhân đúng bằng số khối tính theo đơn vị u; [tex]1u=1,66.10^-(27)kg[/tex]
.Năng lượng phản ứng này là
  A. 1,51 MeV                      B. -1,42 MeV                          C. 1,21 MeV                                D. -1,21 MeV


: Trả lời: P7: Hạt nhân 2014
: hongminh18 12:09:07 PM Ngày 09 May, 2014
Em xin giải câu 3 ạ :
[tex]\Delta E =[/tex] Kx +kp - K[tex]\alpha[/tex] = 2kx -k[tex]\alpha[/tex]
Tìm kx :  kx = [tex]\frac{1}{2}[/tex]mxv2= [tex]\frac{1}{2}[/tex].17.1,66.10-27.(4,32.106)2= 2,633.10-13 J= 1,6456 MeV
Vậy [tex]\Delta[/tex]E = 2.1,6456 - 4,5 = - 1,2088 MeV
Chọn D.

Phải vậy không Thầy ?







: Trả lời: P7: Hạt nhân 2014
: ThanhNguyen96.BH 11:16:07 PM Ngày 11 May, 2014
Câu 2: Một đồng vị [tex]X_{Z}^{A}[/tex] là chất phóng xạ tia [tex]\alpha[/tex] trong [tex]t_{1}[/tex] h đầu tiên người ta đếm được [tex]\Delta N_{1}[/tex] hạt  [tex]\alpha[/tex] bay ra. Sau đó nghĩ một khoảng thời gian  kể từ khi đo lần đầu tiên người ta tiếp tục đo từ  [tex]t_{2}[/tex] đến  [tex]t_{3}[/tex] thì thấy có [tex]\Delta N_{2}[/tex] hạt [tex]\alpha[/tex] bay ra. Biết [tex]t_{3}-t_{2}=t_{1}[/tex] và T là chu kỳ bán rã của   [tex]X_{Z}^{A}[/tex]. Hãy tìm mối liên hệ đúng
A. [tex]\Delta N_{2}=\Delta N_{1}.2^{-\frac{t_{2}}{T}}[/tex]
B. [tex]\Delta N_{2}=\Delta N_{1}.2^{\frac{t_{2}}{T}}[/tex]
C. [tex]\Delta N_{2}=\Delta N_{1}.(1-2^{-\frac{t_{2}}{T}})[/tex]
D. [tex]\Delta N_{2}=\Delta N_{1}.(1-2^{\frac{t_{2}}{T}})[/tex]
P/s: câu này em post để các bạn và thầy cô thảo luận chứ không phải hỏi ạ! nếu 2 ngày sau chưa có ai giải em sẽ post bài giải ạ


Gọi N là số hạt X lúc đầu
∆N1=N(1-2-t1/T)
Do số hạt nhân He bắn ra sau t3 nhiều hơn t2
∆N2 = N(1-2-t3/T) - N(1-2-t2/T) = N( 2-t2/T - 2-t3/T )
Mà t3=t1+t2 => 2-t3/T = 2-t2/T . 2-t1/T
   ∆N2 = 2-t2/T . N(1-2-t1/T) = 2-t2/T . N1
chọn A đúng không???


: Trả lời: P7: Hạt nhân 2014
: Nguyễn Tấn Đạt 10:07:43 AM Ngày 15 May, 2014
Em xin giải câu 3 ạ :
[tex]\Delta E =[/tex] Kx +kp - K[tex]\alpha[/tex] = 2kx -k[tex]\alpha[/tex]
Tìm kx :  kx = [tex]\frac{1}{2}[/tex]mxv2= [tex]\frac{1}{2}[/tex].17.1,66.10-27.(4,32.106)2= 2,633.10-13 J= 1,6456 MeV
Vậy [tex]\Delta[/tex]E = 2.1,6456 - 4,5 = - 1,2088 MeV
Chọn D.

Phải vậy không Thầy ?

Bài này khó cho học sinh không nắm đơn vị thôi, em giải đúng rồi.