Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=17848 : Chuyển động thẳng biến đổi đều : Nguyễn Gia Lâm 09:26:45 PM Ngày 02 August, 2013 Em có một thắc mắc về đồ thị của vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều
Trên đồ thị A, em thấy v giảm => a cũng giảm theo, mà sách giáo khoa lại bảo rằng đó là đồ thị của vận tốc trong chuyển động nhanh dần đều (theo em v giảm thì là chậm dần đều mới đúng chứ) Trên đồ thị B, em thấy v tăng => a cũng tăng theo, mà sách giáo khoa lại bảo rằng đó là đồ thị của vận tốc trong chuyển động chậm dần đều (theo em v tăng thì là nhanh dần đều mới đúng chứ) ........không biết em có hiểu sai chỗ nào ko..................mong thầy cô và các bạn gỡ rối : Trả lời: Chuyển động thẳng biến đổi đều : Điền Quang 09:39:37 PM Ngày 02 August, 2013 Em quên mất một điều quan trọng: xét độ lớn của vận tốc.
y:) Đồ thị A: Ví dụ: Lúc đầu: [tex]v_{1}= -20 m/s[/tex] sau đó là [tex]v_{2}= -30 m/s[/tex] rồi [tex]v_{2}= -40 m/s[/tex], em nên chú ý là dấu trừ chỉ cho biết vật đang chuyển động theo chiều âm chứ không phải nó chạy chậm dần. Khi xét nhanh chậm nên xét tốc độ (không tính dấu trừ). y:) Đồ thị B: Điều tương tự với đồ thị B. Giá trị của v đang âm và tiến dần về 0, do đó nếu xét độ lớn của v thì nó đang giảm tốc, tức là chuyển động chậm dần. : Trả lời: Chuyển động thẳng biến đổi đều : Nguyễn Gia Lâm 09:15:48 PM Ngày 03 August, 2013 ................... *-:)
Thầy ơi! vậy khi nào gia tốc âm, mà khi đó vận tốc lại tăng ko ạ? giống đồ thị A Tại vì em thấy gia tốc = (vận tốc sau - vận tốc đầu) / thời gian như vậy thì gia tốc mà âm thì vận tốc phải giảm chứ ạ!!! Em thấy đồ thị A hơi nghịch lí ạ : Trả lời: Chuyển động thẳng biến đổi đều : leaflife 09:27:22 PM Ngày 03 August, 2013 ................... *-:) về mặt đại số thì đúng là vận tốc giảm nhưng về độ lớn thì khácThầy ơi! vậy khi nào gia tốc âm, mà khi đó vận tốc lại tăng ko ạ? giống đồ thị A Tại vì em thấy gia tốc = (vận tốc sau - vận tốc đầu) / thời gian như vậy thì gia tốc mà âm thì vận tốc phải giảm chứ ạ!!! Em thấy đồ thị A hơi nghịch lí ạ dấu của vận tốc chỉ có tác dụng trong một hệ quy chiếu nhất định, nếu chọn chiều dương ngược lại thì vận tốc sẽ tăng ngay!! bạn có thể thấy * nếu a.v>0 thì 2 vectơ a và v cùng chiều, vật chuyển động nhanh dần đều * nếu a.v<0 thì 2 vect[ a và v ngược chiều, vật chuyển động chậm dần đều |