Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=17376 : Hai bài dao động cơ : chinhanh9 10:53:19 AM Ngày 22 June, 2013 Một số bài dao động cơ, nhờ thầy cô và các bạn giúp đỡ, em mới học nên còn tệ quá :-\
1. Con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k=20 N/m, vật nặng khối lượng m=40g. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1. Lấy g=10 m/s2. Đưa con lắc tới vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi thả nhẹ. Quãng đường vật đi được kể từ lúc thả tới lúc véc tơ gia tốc đổi chiều lần thứ 2 là: A. 28 cm B. 29 cm C. 30 cm D. 31 cm 2. Một con lắc lò xo nằm ngang đang dao động tự do với biên độ [tex]A=5sqrt{2} cm[/tex]. Lực đàn hồi của lò xo có công suất tức thời đạt giá trị cực đại khi vật đi qua vị trí có li độ [tex]x[/tex]bằng: A. [tex]5cm ; -5cm[/tex] B. [tex]2,5 sqrt{2} cm ; -2,5 sqrt{2} cm [/tex] C. [tex]sqrt{2} cm ; -sqrt{2} cm [/tex] D. [/tex] 4cm ; -4cm[/tex] : Trả lời: Hai bài dao động cơ : tvhung 11:30:48 AM Ngày 22 June, 2013 Một số bài dao động cơ, nhờ thầy cô và các bạn giúp đỡ, em mới học nên còn tệ quá :-\ Câu 1:1. Con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k=20 N/m, vật nặng khối lượng m=40g. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1. Lấy g=10 m/s2. Đưa con lắc tới vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi thả nhẹ. Quãng đường vật đi được kể từ lúc thả tới lúc véc tơ gia tốc đổi chiều lần thứ 2 là: A. 28 cm B. 29 cm C. 30 cm D. 31 cm 2. Một con lắc lò xo nằm ngang đang dao động tự do với biên độ [tex]A=5sqrt{2} cm[/tex]. Lực đàn hồi của lò xo có công suất tức thời đạt giá trị cực đại khi vật đi qua vị trí có li độ [tex]x[/tex]bằng: A. [tex]5cm ; -5cm[/tex] B. [tex]2,5 sqrt{2} cm ; -2,5 sqrt{2} cm [/tex] C. [tex]sqrt{2} cm ; -sqrt{2} cm [/tex] D. [/tex] 4cm ; -4cm[/tex] dễ thấy rằng gia tốc đổi chiều tại VTCB Độ giảm biên độ sau nửa chu kỳ:[tex]\Delta A=2\mu mg/k=0,4cm[/tex] Trong nửa chu kỳ đầu khi đi tới biên quãng đường vật đi được là S1=2A- 0,4=19,6cm trong 1/4 chu kỳ tiếp theo, vật đi từ biên tới VTCB mới và gia tốc đổi chiều tại đó là lần thứ 2 biên độ lúc sau đó chỉ là A'=A-1,5[tex]\Delta A[/tex]=10-0,6=9,4cm => S2=9,4cm Vậy tổng quãng đường đi được S=S1+S2=29cm Câu 2:Công suất tức thời p=F.v= k[tex]\mid x\mid[/tex].v Có [tex]A^{2}=x^{2}+\frac{v^{2}}{\omega ^{2}} \geq 2xv/\omega => xv\leq w.A^{2}/2[/tex] => pmax <-> dấu = xảy ra tức là [tex]x=\frac{v}{\omega }[/tex] => [tex]\mid x\mid =A/\sqrt{2} => x=5 ; x=-5[/tex] |