Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : Lazy Girl 07:48:35 PM Ngày 12 June, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=17007



: Bài toán điện xoay chiều với số liệu rất ít
: Lazy Girl 07:48:35 PM Ngày 12 June, 2013
Đặt điện áp xoay chiều ổn định u = U [tex]\sqrt{2}[/tex]sin([tex]\omega t[/tex] + [tex]\frac{\prod{}}{3}[/tex]) vào 2 đầu A và B của đoạn mạch mắc nối tiếp theo thứ tụ gồm điện trở 100[tex]\Omega[/tex], cuộn cảm thuần L và tụ C. Giữa hai điểm M và N gồm 2 phần tử nào đó trên đoạn mạch sẽ có điện áp u' = 2U[tex]\sqrt{2}[/tex]cos([tex]\omega t[/tex] + [tex]\frac{\prod{}}{3}[/tex]). Tìm ZL và ZC.
Mong sớm nhận được sự giúp đỡ ạ.








: Trả lời: Bài toán điện xoay chiều với số liệu rất ít
: traugia 09:23:20 PM Ngày 12 June, 2013
Đặt điện áp xoay chiều ổn định u = U [tex]\sqrt{2}[/tex]sin([tex]\omega t[/tex] + [tex]\frac{\prod{}}{3}[/tex]) vào 2 đầu A và B của đoạn mạch mắc nối tiếp theo thứ tụ gồm điện trở 100[tex]\Omega[/tex], cuộn cảm thuần L và tụ C. Giữa hai điểm M và N gồm 2 phần tử nào đó trên đoạn mạch sẽ có điện áp u' = 2U[tex]\sqrt{2}[/tex]cos([tex]\omega t[/tex] + [tex]\frac{\prod{}}{3}[/tex]). Tìm ZL và ZC.
Mong sớm nhận được sự giúp đỡ ạ.
[tex]u = U\sqrt{2}sin(\omega t +\frac{\pi }{3}) =U\sqrt{2}cos(\omega t+\frac{\pi }{3}-\frac{\pi }{2})[/tex]
Dễ thấy u trễ pha [tex]\frac{\pi }{2}[/tex] so với u' nên giữa hai điểm M và N chỉ có thể chứa R và L
Dựa vào giản đồ véc tơ ta có: [tex]U_{C} = \sqrt{5}U[/tex]
                                            [tex]U_{L} =\frac{4}{\sqrt{5}}U[/tex]
                                            [tex]U_{R} =\frac{2}{\sqrt{5}}U[/tex]
Do mạch ghép nối tiếp nên ta có:
                    [tex]\frac{U_{R}}{R}=\frac{U_{L}}{Z_{L}}=\frac{U_{C}}{Z_{C}}[/tex]
Vậy : [tex]Z_{C}=250\Omega ;Z_{L} = 200\Omega[/tex]