Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=16997 : bài tập điện xoay chiều : bigterboy 05:30:16 PM Ngày 12 June, 2013 mọi người giúp em bài này với
Bài 1: Lò xo thứ nhất có độ cứng k1 và lò xo thứ hai có độ cứng k2 hàn nối tiếp với nhau, có khối lượng không đáng kể, k1 = 2k2. Một đầu cố định, đầu kia gắn vật m, tạo thành con lắc lò xo dao động trên mặt phẳng ngang có li độ x = 6cos(2πt - 2π/3) cm. Tại thời điểm t = 2 s độ biến dạng của lò xo thứ nhất và thứ hai tương ứng là a/1cm và 2 cm b/3 cm và 3 cm c/2 cm và 1 cm d/2 cm và 4 cm Bài 2: Đặt điện áp u = 100[tex]\sqrt{2}[/tex]cos(100pi.t) (V) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 1/pi (H) và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung C từ giá trị [tex]\frac{0.5}{\pi }.10^{-4}[/tex] F đến [tex]\frac{0,8}{\pi }.10^{-4}[/tex] F thì công suất tiêu thụ của mạch a/giảm xuống b/tăng lên c/lúc đầu tăng sau đó giảm d/không thay đổi : Trả lời: bài tập điện xoay chiều : hocsinhIU 05:39:40 PM Ngày 12 June, 2013 câu 1:
tại t=2 sẽ tính được x do lò xo mắc nối tiếp nên x = x1 + x2 ta có x1.k1 = x2.k2 2 phương trình 2 ẩn bấm máy => x1 và x2 : Trả lời: bài tập điện xoay chiều : Mai Minh Tiến 05:43:44 PM Ngày 12 June, 2013 Câu 1
x= x1+x2 tại t = 2 => x = 3 ( xét độ lớn) mặt khác k1x1 = k2x2 => x1 = 1 x2 = 2 : Trả lời: bài tập điện xoay chiều : hocsinhIU 05:49:42 PM Ngày 12 June, 2013 khi cộng hưởng thì Zc=ZL => khi cộng hưởng C = [tex]\frac{10^{-4}}{\Pi}[/tex]
ta thấy 2 giá trị của C đề cho đều nhỏ hơn giá trị C cộng hưởng nên hàm P theo C đồng biến trên đoạn mà đề cho ( đổi dấu là phải qua 1 cực trị ) tại C= [tex]\frac{0,5.10^{-4}}{\Pi}[/tex] thì Zc > ZL nên C càng tăng thì Zc càng giảm => hiệu [tex]\left|Z_{L}-Z_{c} \right|[/tex] càng giảm => góc lệch giảm => hệ số công suất tăng dựa theo công thức [tex]P= \frac{U^{2}}{R}cos^{2}\varphi[/tex] nếu hệ số công suất tăng => công suất tăng => B |