Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => : share_knowledge 09:28:08 AM Ngày 16 May, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=16204



: Bài điện xoay chiều khó trong đề thi thử Nguyễn Huệ lần 4
: share_knowledge 09:28:08 AM Ngày 16 May, 2013
1/ Đặt điện áp xoay chiều [tex]u=100\sqrt{2}cos\omega t[/tex] vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện C. Khi [tex]\omega =2\sqrt{2}\Pi[/tex] hoặc [tex]\omega =25\sqrt{2}\Pi[/tex] điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở có cùng một giá trị. Khi [tex]\omega =6\Pi[/tex] hoặc [tex]\omega =8\Pi[/tex] thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện có cùng một giá trị. Khi [tex]\omega =\omega _{0}[/tex] thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện đạt cực đại. Tính giá trị cực đại này?
2/ Khi đặt điện áp xoay chiều có biểu thức [tex]u=U_{0}cos100\Pi t(V)[/tex] lần lượt vào 2 đoạn mạch X, Y thì cường độ dòng điện qua hai đoạn mạch có biểu thức lần lượt là [tex]i_{X}=\sqrt{2}(cos100\Pi t-\frac{\Pi }{3})[/tex] và [tex]i_{Y}=\sqrt{2}(cos100\Pi t+\frac{\Pi }{6})[/tex]
Nếu dặt điện áp trên vào đoạn mạch gồm X mắc nối tiếp với Y thì biểu thức của cường độ dòng điện là?










: Trả lời: Bài điện xoay chiều khó trong đề thi thử Nguyễn Huệ lần 4
: Quang Dương 09:44:56 AM Ngày 16 May, 2013

2/ Khi đặt điện áp xoay chiều có biểu thức [tex]u=U_{0}cos100\Pi t(V)[/tex] lần lượt vào 2 đoạn mạch X, Y thì cường độ dòng điện qua hai đoạn mạch có biểu thức lần lượt là [tex]i_{X}=\sqrt{2}(cos100\Pi t-\frac{\Pi }{3})[/tex] và [tex]i_{Y}=\sqrt{2}(cos100\Pi t+\frac{\Pi }{6})[/tex]
Nếu dặt điện áp trên vào đoạn mạch gồm X mắc nối tiếp với Y thì biểu thức của cường độ dòng điện là?


Do [tex]I_{0X} = I_{0Y} \Rightarrow X_{X} = Z_{Y}[/tex] nên khi ghép chúng nối tiếp ta có [tex]U_{0X} = U_{0Y} [/tex]

Từ giả thiết ta có khi ghép X nối tiếp Y thì [tex]u_{X}[/tex] sớm pha hơn i pi/3 và  [tex]u_{Y}[/tex] chậm pha hơn i pi/6 ( [tex]u_{X}[/tex] vuông pha với [tex]u_{Y}[/tex])

Vẽ vecto quay và dựa vào tính chất hình vuông ta có : [tex]U_{0X} = \frac{U_{0}\sqrt{2}}{2}[/tex]

[tex]\Rightarrow I_{0} = \frac{U_{0X}}{Z_{X}} = \frac{U_{0}\sqrt{2}}{2Z_{X}}= I_{0X}\frac{\sqrt{2}}{2} = 1A[/tex]

i chậm pha hơn uX pi/3 nên chậm pha hơn u : pi/3 - pi/4 =pi/12. Vậy : [tex]i = cos(100\pi t - \frac{\pi }{12}) (A)[/tex]







: Trả lời: Bài điện xoay chiều khó trong đề thi thử Nguyễn Huệ lần 4
: havang1895 02:04:48 PM Ngày 16 May, 2013
1/ Đặt điện áp xoay chiều [tex]u=100\sqrt{2}cos\omega t[/tex] vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện C. Khi [tex]\omega =2\sqrt{2}\Pi[/tex] hoặc [tex]\omega =25\sqrt{2}\Pi[/tex] điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở có cùng một giá trị. Khi [tex]\omega =6\Pi[/tex] hoặc [tex]\omega =8\Pi[/tex] thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện có cùng một giá trị. Khi [tex]\omega =\omega _{0}[/tex] thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện đạt cực đại. Tính giá trị cực đại này?
2/ Khi đặt điện áp xoay chiều có biểu thức [tex]u=U_{0}cos100\Pi t(V)[/tex] lần lượt vào 2 đoạn mạch X, Y thì cường độ dòng điện qua hai đoạn mạch có biểu thức lần lượt là [tex]i_{X}=\sqrt{2}(cos100\Pi t-\frac{\Pi }{3})[/tex] và [tex]i_{Y}=\sqrt{2}(cos100\Pi t+\frac{\Pi }{6})[/tex]
Nếu dặt điện áp trên vào đoạn mạch gồm X mắc nối tiếp với Y thì biểu thức của cường độ dòng điện là?










Bài 1 dữ kiện Khi [tex]\omega =2\sqrt{2}\Pi[/tex] hoặc [tex]\omega =25\sqrt{2}\Pi[/tex] điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở có cùng một giá trị. là không cần thiết. w = w1, w = w2 thì UC như nhau, để UCmax thì w^2 = 1/2.(w1^2 + w2^2) --> w = 50pi. căn(2).

Bài 2. I như nhau --> Z như nhau, u lúc đầu nhanh 60, lúc sau chậm 30 --> vuông góc. Nếu ghép nt --> Z tăng căn 2 --> I giảm căn 2, u nhanh hơn i 15 độ --> bth i = cos(.... -pi/12)


: Trả lời: Bài điện xoay chiều khó trong đề thi thử Nguyễn Huệ lần 4
: Hà Văn Thạnh 02:38:41 PM Ngày 16 May, 2013
Bài 1 dữ kiện Khi [tex]\omega =2\sqrt{2}\Pi[/tex] hoặc [tex]\omega =25\sqrt{2}\Pi[/tex] điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở có cùng một giá trị. là không cần thiết. w = w1, w = w2 thì UC như nhau, để UCmax thì w^2 = 1/2.(w1^2 + w2^2) --> w = 50pi. căn(2).
chắc có lẽ thầy nhầm câu hỏi, theo tôi tim Ucmax chứ
Th1 ==> [tex]w1.w2=1/LC ==> LC=1/1000[/tex]
Th2: ==> [tex]w3^2+w4^2=2.(1/LC - R^2/2L^2) ==> R^2/L^2=1000[/tex]
[tex] ==> R/L=100; RC=1/10\pi[/tex]
==> [tex]Ucmax=2UL/R\sqrt{4LC-R^2.C^2}[/tex]
==> [tex]Ucmax=2.100/(10\pi.\sqrt{4/1000-1/1000})=116,2V[/tex]
P/C : em có thể thi thử này năm nào vậy, nếu là 2013 cho thầy xin : trieuhaminh@gmail.com


: Trả lời: Điện xoay chiều - đề thi thử Nguyễn Huệ lần 4
: Điền Quang 09:36:51 PM Ngày 16 May, 2013
MỤC ĐÍCH ĐĂNG BÀI LÀ GÌ?

ĐỀ NGHỊ TÁC GIẢ ĐỌC LẠI QUY ĐỊNH ĐĂNG BÀI. TOPIC CHÍNH THỨC BỊ KHÓA.