Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=16181 : BÀI TẬP CƠ : ngok_9294 01:33:27 AM Ngày 15 May, 2013 CÂU 1: cho 2 dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, biên độ dao động thứ nhất là 10cm. Khi li độ của dao động thứ nhất là -5cm thì dao động tổng hợp có li độ là -2 cm. Khi li độ của dđ thứ 2 bằng 0 thì dđ tổng hợp có li độ là -5 căn 3 cm. biết hai dao động lệch pha nhau 1 góc nhỏ hơn pi/2. Biên độ của dao động tổng hợp là:
A: 12 cm B: 8 C: 14 D16 CÂU 2: Một con lắc đơn dđđh tại nơi cso g= 10. vật nhỏ đi qua vị trí cân bằng 6 lần liên tiếp trong thời gian 2,4s. Biên độ góc của dao động bằng 9 độ. lấy pi^2 =10. Khi độ cao của vật bằng 3/4 độ cao cực đại tính từ vị trí thấp nhất của vật thì tốc độ của vật bằng bao nhiêu? A: 12 cm/s B: 10 C: 12 căn 3 D 10 căn 3 CÂU 3: trong dao động tắt dần của con lắc loxo trên mặt ngang do lực ma sát không đổi tác dụng lên vật thì A: vận tốc của vật dao động luôn giảm B: độ lớn vận tốc cực đại của vật dao động giảm sau mỗi chu kì C: độ lớn vận tốc của vật dao động luôn giảm D: độ lớn vận tốc cực đại của vật qua vị trí lo xo không biến dạng CÂU 4:Một vật dđđh với phương trình x= A cos( 4πt + π/6). CHọn mốc thế năng ở VTCB. khoảng thời gian ngắn nhất để thế năng của vật giảm đi 1.5 lân kể từ t= 0 bằng: A 1/20s B: 1/12 C:1/48 D: 1/24 mọi người giúp vs! thaks : Trả lời: BÀI TẬP CƠ : Huỳnh Phước Tuấn 06:39:38 AM Ngày 15 May, 2013 CÂU 1: cho 2 dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, biên độ dao động thứ nhất là 10cm. Khi li độ của dao động thứ nhất là -5cm thì dao động tổng hợp có li độ là -2 cm. Khi li độ của dđ thứ 2 bằng 0 thì dđ tổng hợp có li độ là -5 căn 3 cm. biết hai dao động lệch pha nhau 1 góc nhỏ hơn pi/2. Biên độ của dao động tổng hợp là: HD: ứng với TH2 ta có: x1 = -5 căn 3 cm, sử dụng vecto quay ta thấy (hai dao động lệch pha nhau 1 góc nhỏ hơn pi/2) hai vecto A1 và A2 tạo nhau 1 góc pi/3 (vecto A2 vuông góc với trục vì x2 = 0)A: 12 cm B: 8 C: 14 D16 Đối với TH1: Sử dụng vecto quay suy ra A2= 6cm. Suy ra[tex]A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}+2A_{1}A_{2}cos60}[/tex] : Trả lời: BÀI TẬP CƠ : Huỳnh Phước Tuấn 06:48:29 AM Ngày 15 May, 2013 CÂU 2: Một con lắc đơn dđđh tại nơi cso g= 10. vật nhỏ đi qua vị trí cân bằng 6 lần liên tiếp trong thời gian 2,4s. Biên độ góc của dao động bằng 9 độ. lấy pi^2 =10. Khi độ cao của vật bằng 3/4 độ cao cực đại tính từ vị trí thấp nhất của vật thì tốc độ của vật bằng bao nhiêu?
A: 12 cm/s B: 10 C: 12 căn 3 D 10 căn 3 [/quote] Vật nhỏ đi qua vị trí cân bằng 6 lần liên tiếp trong thời gian 2T = 2,4s hay T = 1,2s Suy ra được chiều dài l Độ cao của vật:[tex]h=l(1-cos\alpha );h_{max}=l(1-cos\alpha_{o} )\rightarrow cos\alpha =\frac{1+3cos\alpha _{0}}{4}\rightarrow v=\sqrt{2gl(cos\alpha -cos\alpha _{o}})[/tex] : Trả lời: BÀI TẬP CƠ : Huỳnh Phước Tuấn 06:54:14 AM Ngày 15 May, 2013 CÂU 3: trong dao động tắt dần của con lắc loxo trên mặt ngang do lực ma sát không đổi tác dụng lên vật thì
A: vận tốc của vật dao động luôn giảm B: độ lớn vận tốc cực đại của vật dao động giảm sau mỗi chu kì C: độ lớn vận tốc của vật dao động luôn giảm D: độ lớn vận tốc cực đại của vật qua vị trí lo xo không biến dạng [/quote] Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian thôi nên chỉ có đáp án B đúng! : Trả lời: BÀI TẬP CƠ : Huỳnh Phước Tuấn 07:00:43 AM Ngày 15 May, 2013 CÂU 4:Một vật dđđh với phương trình x= A cos( 4πt + π/6). CHọn mốc thế năng ở VTCB. khoảng thời gian ngắn nhất để thế năng của vật giảm đi 1.5 lân kể từ t= 0 bằng:
A 1/20s B: 1/12 C:1/48 D: 1/24 [/quote] Khi t =0[tex]\rightarrow x=A\sqrt{3}/2[/tex] và vật đang đi theo chiều âm quỹ đạo và khi đó có thế năng [tex]Wt_{o}=\frac{3kA^{2}}{8}[/tex] Gọi M là vị trí thế năng giảm 1,5 lần so với ban đầu, ta có: [tex]Wt_{M}=\frac{kx^{2}}{2}\rightarrow x=\pm A/\sqrt{2}[/tex] Suy ra thời gian cần tìm: t = T/6 - T/8 = T/24 = 1/48s |