Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => : Radiohead1994 10:21:41 AM Ngày 14 May, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=16155



: Một câu hạt nhân nguyên tử
: Radiohead1994 10:21:41 AM Ngày 14 May, 2013
(bài này cũng quen thuộc, thầy giải thích giùm em chi tiết, em cảm ơn)

Trong một phản ứng hạt nhân, người ta dùng hạt proton bắn vào hạt nhân Li (3,7) đang đứng yên, kết quả tạo ra 2 hạt [tex]\alpha[/tex] . Phản ứng tỏa ngăng lượng E. Giả thiết hai hạt [tex]\alpha[/tex] sau phản ứng có cùng động năng. Góc giữa hướng bay ra của 2 hạt [tex]\alpha[/tex] sau phản ứng có thể là:

a/ có gí trị bất kì
b/ 60 độ
c/ 120 độ
d/ 160 độ


: Trả lời: Một câu hạt nhân nguyên tử
: Huỳnh Phước Tuấn 11:53:13 AM Ngày 14 May, 2013
(bài này cũng quen thuộc, thầy giải thích giùm em chi tiết, em cảm ơn)

Trong một phản ứng hạt nhân, người ta dùng hạt proton bắn vào hạt nhân Li (3,7) đang đứng yên, kết quả tạo ra 2 hạt [tex]\alpha[/tex] . Phản ứng tỏa ngăng lượng E. Giả thiết hai hạt [tex]\alpha[/tex] sau phản ứng có cùng động năng. Góc giữa hướng bay ra của 2 hạt [tex]\alpha[/tex] sau phản ứng có thể là:
a/ có gí trị bất kì
b/ 60 độ
c/ 120 độ
d/ 160 độ
Dùng định luật BT động lượng suy ra góc tạo bởi 2 hạt alpha: [tex]cos\theta =\frac{p_{p}^{2}-2p_{\alpha }^{2}}{2p_{\alpha }^{2}}=\frac{m_{p}k_{p}-2m_{\alpha }k_{\alpha }}{2m_{\alpha }k_{\alpha }}[/tex]
Đề không có dữ liệu k và E thì góc sao mà tính được?!


: Trả lời: Một câu hạt nhân nguyên tử
: Radiohead1994 02:01:11 PM Ngày 14 May, 2013
xin thầy mod trả lời giúp em câu này, đây là đề đầy đủ không thiếu.


: Trả lời: Một câu hạt nhân nguyên tử
: Huỳnh Phước Tuấn 02:23:04 PM Ngày 14 May, 2013
(bài này cũng quen thuộc, thầy giải thích giùm em chi tiết, em cảm ơn)

Trong một phản ứng hạt nhân, người ta dùng hạt proton bắn vào hạt nhân Li (3,7) đang đứng yên, kết quả tạo ra 2 hạt [tex]\alpha[/tex] . Phản ứng tỏa ngăng lượng E. Giả thiết hai hạt [tex]\alpha[/tex] sau phản ứng có cùng động năng. Góc giữa hướng bay ra của 2 hạt [tex]\alpha[/tex] sau phản ứng có thể là:
a/ có gí trị bất kì
b/ 60 độ
c/ 120 độ
d/ 160 độ
Dùng định luật BT động lượng suy ra góc tạo bởi 2 hạt alpha: [tex]cos\theta =\frac{p_{p}^{2}-2p_{\alpha }^{2}}{2p_{\alpha }^{2}}=\frac{m_{p}k_{p}-2m_{\alpha }k_{\alpha }}{2m_{\alpha }k_{\alpha }}[/tex]
Đề không có dữ liệu k và E thì góc sao mà tính được?!
Đọc không kĩ phần tô đỏ.
Vì 2 hạt alpha có cùng động năng nên cùng động lượng nên hình bình hành là hình thoi do đó:
[tex]p_{p}=2p_{\alpha }cos\beta[/tex]
Với Góc giữa hướng bay ra của 2 hạt [tex]\alpha[/tex] là[tex]\theta =2\beta[/tex]
So với điều kiện phản ứng tỏa NL E nên [tex]E=2K_{\alpha }-K_{p}>0\rightarrow k_{\alpha }>k_{p}/2[/tex]
Suy ra chỉ có thể là đáp án D (160 độ)


: Trả lời: Một câu hạt nhân nguyên tử
: Nguyễn Tấn Đạt 10:33:11 PM Ngày 14 May, 2013
(bài này cũng quen thuộc, thầy giải thích giùm em chi tiết, em cảm ơn)

Trong một phản ứng hạt nhân, người ta dùng hạt proton bắn vào hạt nhân Li (3,7) đang đứng yên, kết quả tạo ra 2 hạt [tex]\alpha[/tex] . Phản ứng tỏa ngăng lượng E. Giả thiết hai hạt [tex]\alpha[/tex] sau phản ứng có cùng động năng. Góc giữa hướng bay ra của 2 hạt [tex]\alpha[/tex] sau phản ứng có thể là:

a/ có gí trị bất kì
b/ 60 độ
c/ 120 độ
d/ 160 độ

Thử cách này xem.

Bảo toàn động lượng: [tex]\vec{P_p}=\vec{P_\alpha }+\vec{P_\alpha }[/tex]


Bình phương 2 vế với công thức [tex]P^2=2mK[/tex], chú ý [tex](\vec{P_\alpha }+\vec{P_\alpha })^2=2P_\alpha P_\alpha cos\varphi[/tex]

[tex]\varphi[/tex] là góc hợp bởi hai vecto vận tốc của hạt alpha, là góc cần tìm.

rút ra được [tex]cos\varphi =\frac{K_p}{8K_\alpha }-1[/tex]

mà [tex]E=2K_\alpha -K_p>0=>K_p<2K_\alpha[/tex]

=> [tex]cos\varphi <\frac{2K_\alpha }{8K_\alpha }-1=-0,75=>\varphi >138,5^0[/tex]   => D.