Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : tmnt_53 11:08:27 PM Ngày 09 May, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=16027



: Bài tập dao động con lắc đơn
: tmnt_53 11:08:27 PM Ngày 09 May, 2013
Thầy và các bạn chỉ giúp tớ cách giải dạng bài này với:
Trích đề thi thử THPT Lê Quý Đôn - Quảng Trị lần 2 2013:
          Hai con lắc đơn có chiều dài l1 = 64 cm, l2 = 81 cm, dao động với biên độ nhỏ trong 2 mặt phẳng song song. Tại thời điểm ban đầu hai con lắc cùng qua VTCB theo chiều dương. Sau thời gian t = 110s, số lần hai con lắc cùng qua vị trí cân bằng theo 2 chiều ngược nhau là bao nhiêu, biết g = pi^2 (m/s^2).
Mình giải mò được 8 thời điểm: t = 7.2s; 21.6s; 36s; 50.4s; 64.8s; 79.2s; 93.6s; 108s, không biết đúng không  :-\


: Trả lời: Bài tập dao động con lắc đơn
: Quang Dương 05:08:24 AM Ngày 10 May, 2013
Thầy và các bạn chỉ giúp tớ cách giải dạng bài này với:
Trích đề thi thử THPT Lê Quý Đôn - Quảng Trị lần 2 2013:
          Hai con lắc đơn có chiều dài l1 = 64 cm, l2 = 81 cm, dao động với biên độ nhỏ trong 2 mặt phẳng song song. Tại thời điểm ban đầu hai con lắc cùng qua VTCB theo chiều dương. Sau thời gian t = 110s, số lần hai con lắc cùng qua vị trí cân bằng theo 2 chiều ngược nhau là bao nhiêu, biết g = pi^2 (m/s^2).
Mình giải mò được 8 thời điểm: t = 7.2s; 21.6s; 36s; 50.4s; 64.8s; 79.2s; 93.6s; 108s, không biết đúng không  :-\

Để hai con lắc  cùng qua vị trí cân bằng theo 2 chiều ngược nhau thì một trong chúng thực hiện một số nguyên lần chu kì thì con lắc còn lại thực hiện được bán nguyên lần chu kì

Lập tỉ số ta có : [tex]\frac{T_{1}}{T_{2}} = \sqrt{\frac{l_{1}}{l_{2}}} = \frac{8}{9}[/tex]

Hay 4,5T1 = 4T2. Nghĩa là khi con lắc thứ hai thực hiện được 4 chu kì thì con lắc thứ nhất thực hiện được 4,5 chu kì .

Ta tính được T2 = 1,8s . Do đó [tex]\Delta t = 60 T_{2}[/tex]

Dùng cách đếm ta có các thời điểm cần tìm : 4T2 ; 12T2 ; 20T2 ; 28T2 ; 36T2 ; 44T2 ; 52T2 ; 60T2


: Trả lời: Bài tập dao động con lắc đơn
: k4shando 10:10:57 AM Ngày 10 May, 2013
Thầy và các bạn chỉ giúp tớ cách giải dạng bài này với:
Trích đề thi thử THPT Lê Quý Đôn - Quảng Trị lần 2 2013:
          Hai con lắc đơn có chiều dài l1 = 64 cm, l2 = 81 cm, dao động với biên độ nhỏ trong 2 mặt phẳng song song. Tại thời điểm ban đầu hai con lắc cùng qua VTCB theo chiều dương. Sau thời gian t = 110s, số lần hai con lắc cùng qua vị trí cân bằng theo 2 chiều ngược nhau là bao nhiêu, biết g = pi^2 (m/s^2).
Mình giải mò được 8 thời điểm: t = 7.2s; 21.6s; 36s; 50.4s; 64.8s; 79.2s; 93.6s; 108s, không biết đúng không  :-\

Để hai con lắc  cùng qua vị trí cân bằng theo 2 chiều ngược nhau thì một trong chúng thực hiện một số nguyên lần chu kì thì con lắc còn lại thực hiện được bán nguyên lần chu kì

Lập tỉ số ta có : [tex]\frac{T_{1}}{T_{2}} = \sqrt{\frac{l_{1}}{l_{2}}} = \frac{8}{9}[/tex]

Hay 4,5T1 = 4T2. Nghĩa là khi con lắc thứ hai thực hiện được 4 chu kì thì con lắc thứ nhất thực hiện được 4,5 chu kì .

Ta tính được T2 = 1,8s . Do đó [tex]\Delta t = 60 T_{2}[/tex]

Dùng cách đếm ta có các thời điểm cần tìm : 4T2 ; 12T2 ; 20T2 ; 28T2 ; 36T2 ; 44T2 ; 52T2 ; 60T2

Thầy ơi thầy có thể giải thích cho em chỗ đếm kia thế nào ko mà ta có các thời điểm lại cách nhau 8T2 thế ạ


: Trả lời: Bài tập dao động con lắc đơn
: Quang Dương 02:24:10 PM Ngày 10 May, 2013
Thầy ơi thầy có thể giải thích cho em chỗ đếm kia thế nào ko mà ta có các thời điểm lại cách nhau 8T2 thế ạ

Vì 8T2 = 9T1 nên ứng với khoảng thời gian là bội của 8T2 thì hai con lắc đi qua VTCB theo cùng một chiều


: Trả lời: Bài tập dao động con lắc đơn
: tmnt_53 09:41:22 PM Ngày 10 May, 2013
Vì 8T2 = 9T1 nên ứng với khoảng thời gian là bội của 8T2 thì hai con lắc đi qua VTCB theo cùng một chiều
Em không biết làm sao để loại các nghiệm qua VTCB theo cùng 1 chiều. Cám ơn thầy đã giải thích  :)


: Trả lời: Bài tập dao động con lắc đơn
: k4shando 06:26:27 PM Ngày 11 May, 2013
Theo cùng 1 chiều thì áp dụng bt [tex]0\leq 4T_{2}\leq 110[/tex], rồi lấy các giá trị k chẵn, đếm k chẵn trong cái giới hạn trên là ra bạn ah