Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : tsag 09:44:37 PM Ngày 09 May, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=16021



: Hai bài con lắc lò xo
: tsag 09:44:37 PM Ngày 09 May, 2013
Nhờ mọi người giải giúp
7/125.Một quả cầu nhỏ có khối lượng 1kg đựơc khoan một lỗ nhỏ đi qua tâm rồi được xâu vừa khích vào một thanh nhỏ cứng thẳng đặt nằm ngang sao cho nó có thể chuyển động không ma sát dọc theo thanh.Lúc đầu quả cầu đặt nằm giữa thanh , lấy hai lò xo có độ cứng lần lượt 100N/m và 400N/m mỗi lò xo có một đầu chạm nhẹ với một phía của quả cầu và đù còn lại của lò xo gắn cố định với mỗi đầu của thanh sao cho hai lò xo không biến dạng và trục của lò xo trùng với thanh,Đẩy m1 sao cho lò xo nén đoạn nhỏ rồi buông nhẹ, chu kỳ dao động của cơ hệ là
A.0,16pi s
B.0,6pi s
C.0,28pi s
D.0,47pi s
1/141. Một CLLX m=1kg,k=100N/m đặt trên mặt phẳng ngiêng góc 30 độ.Đưa vật lên vị trí cách vị trí lò xo bị nén 2cm rồi buông tay không vận tốc đầu thì vật dao động điều hòa.Lấy g=10m/s^2.Lực tác dụng do tay tác dụng lên vật ngay trước khi buông tay và động năng cực đại của vật lần lượt là
A.5N và 125mJ
B.2N và 0,02J
C.3N và 0,45J
D.3N và 45mJ


: Trả lời: Hai bài con lắc lò xo
: photon01 11:40:45 PM Ngày 09 May, 2013
Nhờ mọi người giải giúp
7/125.Một quả cầu nhỏ có khối lượng 1kg đựơc khoan một lỗ nhỏ đi qua tâm rồi được xâu vừa khích vào một thanh nhỏ cứng thẳng đặt nằm ngang sao cho nó có thể chuyển động không ma sát dọc theo thanh.Lúc đầu quả cầu đặt nằm giữa thanh , lấy hai lò xo có độ cứng lần lượt 100N/m và 400N/m mỗi lò xo có một đầu chạm nhẹ với một phía của quả cầu và đù còn lại của lò xo gắn cố định với mỗi đầu của thanh sao cho hai lò xo không biến dạng và trục của lò xo trùng với thanh,Đẩy m1 sao cho lò xo nén đoạn nhỏ rồi buông nhẹ, chu kỳ dao động của cơ hệ là
A.0,16pi s
B.0,6pi s
C.0,28pi s
D.0,47pi s
Bài này hai con lắc lò xo tương đương hệ lò xo ghép song song. Nên em cứ việc áp dụng công thức tính độ cứng cho trường hợp lò xo ghép song song rồi tính chu kì:[tex]k=k_{1}+k_{2}; T=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}[/tex]


: Trả lời: Hai bài con lắc lò xo
: Nguyễn Tấn Đạt 09:19:01 AM Ngày 10 May, 2013
1/141. Một CLLX m=1kg,k=100N/m đặt trên mặt phẳng ngiêng góc 30 độ.Đưa vật lên vị trí cách vị trí lò xo bị nén 2cm rồi buông tay không vận tốc đầu thì vật dao động điều hòa.Lấy g=10m/s^2.Lực tác dụng do tay tác dụng lên vật ngay trước khi buông tay và động năng cực đại của vật lần lượt là
A.5N và 125mJ
B.2N và 0,02J
C.3N và 0,45J
D.3N và 45mJ

Câu này không cho con lắc hướng lên trên mpn hay xuống?

Dùng lực f kéo vật ra khỏi VTCB và giữ thì f cân bằng lực kéo về => độ lớn f chính là độ lớn lực kéo về.


: Trả lời: Hai bài con lắc lò xo
: k4shando 09:52:36 AM Ngày 10 May, 2013
ở câu 2 đề bài cho không rõ là vật hướng lên trên mặt phẳng hay hướng xuống dưới mặt phẳng
Nếu vật hướng xuống thì tại vị trí cân bằng lò xo giãn 1 đoạn [tex]\Delta l=\frac{mgsin\alpha }{k}, \alpha =30^{o}[/tex], vậy ta có biên độ bằng 5cm, lực tác dụng lên vật do tay tác dụng chính là lực kéo về ( lực hồi phục) F=k(A+2)=7N
thấy ko có đáp án đúng
Nếu cho vật hướng lên thì biên độ là 3cm và lực kéo về bằng kA =3N, động năng cực đại bằng [tex]\frac{kA^{2}}{2}[/tex]=45mJ. đáp án D