Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : moths 01:30:21 PM Ngày 09 May, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=15995



: bài tập về điện xoay chiều
: moths 01:30:21 PM Ngày 09 May, 2013
nhờ thầy giúp đỡ
1/43 một đoạn mạch không phân nhánh gồm một điện trở thuần R=80[tex]\Omega[/tex] ,một cuộn dây có điện trở thuần r=20[tex]\Omega[/tex] ,độ tự cảm L=0,318 H và một tụ điện có điện dung C=15,9[tex]\mu F[/tex].Hiệu điện thế xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng U=200V có tần số f thay đổi được và pha ban đầu bằng không
a) khi f=50Hz,hãy viết biểu thức của hiệu điện thế giữa hai bản cực tụ điện
b)với giá trị nào của f thì hiệu điện thế giữa hai bản cực tụ điện có giá trị cực đại


: Trả lời: bài tập về điện xoay chiều
: Nguyễn Tấn Đạt 03:29:16 PM Ngày 09 May, 2013
nhờ thầy giúp đỡ
1/43 một đoạn mạch không phân nhánh gồm một điện trở thuần R=80[tex]\Omega[/tex] ,một cuộn dây có điện trở thuần r=20[tex]\Omega[/tex] ,độ tự cảm L=0,318 H và một tụ điện có điện dung C=15,9[tex]\mu F[/tex].Hiệu điện thế xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng U=200V có tần số f thay đổi được và pha ban đầu bằng không
a) khi f=50Hz,hãy viết biểu thức của hiệu điện thế giữa hai bản cực tụ điện
b)với giá trị nào của f thì hiệu điện thế giữa hai bản cực tụ điện có giá trị cực đại

a/ là vấn đề cơ bản rồi, bạn tìm được [tex]\varphi =-\frac{\pi }{4}[/tex] => [tex]u_C[/tex] trễ pha [tex]\frac{\pi }{4}[/tex] so với [tex]u_A_B[/tex]

 [tex]I_0=2A=>U_0_C=400V[/tex]

=> [tex]u_C=400cos(100\pi t-\frac{\pi }{4})V[/tex]

b/ Thay đổi f hay [tex]\omega[/tex] để Ucmax thì [tex]\omega =\frac{1}{L}\sqrt{\frac{2.L/C-R^2}{2}}[/tex]







: Trả lời: bài tập về điện xoay chiều
: moths 06:43:47 PM Ngày 09 May, 2013
thưa thầy cho em hỏi chỗ I0=2A ,em chưa hiển ạ


: Trả lời: bài tập về điện xoay chiều
: Nguyễn Tấn Đạt 10:38:24 PM Ngày 09 May, 2013
thưa thầy cho em hỏi chỗ I0=2A ,em chưa hiển ạ

Các số liệu sẵn có hết rồi, bạn tính Z, [tex]I_0=\frac{U_0}{Z}[/tex]


: Trả lời: bài tập về điện xoay chiều
: sun921 03:52:51 PM Ngày 29 October, 2013
thưa thầy cho em hỏi chỗ I0=2A ,em chưa hiển ạ

Các số liệu sẵn có hết rồi, bạn tính Z, [tex]I_0=\frac{U_0}{Z}[/tex]

Thầy ơi để tính góc phi mình tính theo công thức này phải không thầy? phi = arctan ((Zl - Zc)/(R+r))
vì sao viết biểu thức hđt giữ 2 bản của tụ điện mình không viết theo sin ạ? nếu viết theo sin thì đáp án là mấy ạ?
em cảm ơn thầy nhiều.


: Trả lời: bài tập về điện xoay chiều
: Nguyễn Tấn Đạt 04:21:20 PM Ngày 29 October, 2013
thưa thầy cho em hỏi chỗ I0=2A ,em chưa hiển ạ

Các số liệu sẵn có hết rồi, bạn tính Z, [tex]I_0=\frac{U_0}{Z}[/tex]

Thầy ơi để tính góc phi mình tính theo công thức này phải không thầy? phi = arctan ((Zl - Zc)/(R+r))
vì sao viết biểu thức hđt giữ 2 bản của tụ điện mình không viết theo sin ạ? nếu viết theo sin thì đáp án là mấy ạ?
em cảm ơn thầy nhiều.

Phi dùng công thức tan (phi) rồi suy ra phi như em nói.

Sách cũ ngày xưa dùng hàm sin, bây giờ hàm cos hết rồi. sin hay cos gì cũng đúng, tùy đáp án mà đổi ra cho phù hợp.


: Trả lời: bài tập về điện xoay chiều
: sun921 05:35:04 PM Ngày 29 October, 2013
thầy ơi ở câu b nếu mình không tính oomega bằng công thức trên mình tính = công thức omega = 1/ căn LC được không thầy?
Uc max có phải mình lấy U/ (R + r) * 1/(omega.c) không ạ?
em tính thấy U/(R+r) = Ioc = 2 (ở câu A). Vậy nếu làm tự luận thay vì ghi U/ (R + r) * 1/(omega.c) , em ghi thành Ioc * 1/(omega.c) được không thầy?


: Trả lời: bài tập về điện xoay chiều
: Nguyễn Tấn Đạt 09:40:42 AM Ngày 30 October, 2013
thầy ơi ở câu b nếu mình không tính oomega bằng công thức trên mình tính = công thức omega = 1/ căn LC được không thầy?
Uc max có phải mình lấy U/ (R + r) * 1/(omega.c) không ạ?
em tính thấy U/(R+r) = Ioc = 2 (ở câu A). Vậy nếu làm tự luận thay vì ghi U/ (R + r) * 1/(omega.c) , em ghi thành Ioc * 1/(omega.c) được không thầy?

Bài toán này không phải cộng hưởng, nên em tính omega vậy không được. Đây là bài toán thay đổi tần số cho Ucmax.

Uc = I.Zc = U/Z.Zc

Khai triển Z ra, khảo sát hàm Uc theo Zc (vì f thay đổi thì Zc thay đổi) sẽ thu được đáp số trên.


: Trả lời: bài tập về điện xoay chiều
: sun921 05:36:05 PM Ngày 01 November, 2013
thầy ơi ở câu b nếu mình không tính oomega bằng công thức trên mình tính = công thức omega = 1/ căn LC được không thầy?
Uc max có phải mình lấy U/ (R + r) * 1/(omega.c) không ạ?
em tính thấy U/(R+r) = Ioc = 2 (ở câu A). Vậy nếu làm tự luận thay vì ghi U/ (R + r) * 1/(omega.c) , em ghi thành Ioc * 1/(omega.c) được không thầy?

Bài toán này không phải cộng hưởng, nên em tính omega vậy không được. Đây là bài toán thay đổi tần số cho Ucmax.

Uc = I.Zc = U/Z.Zc

Khai triển Z ra, khảo sát hàm Uc theo Zc (vì f thay đổi thì Zc thay đổi) sẽ thu được đáp số trên.
Thầy ơi, Z ở đây vẫn tính bằng công thức này à; Z = căn (R +r)^2 + (Zl - Zc)^2
Zl và Zc tính dựa vào omega mình mới tìm.