Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=15574 : Hai bài điện khó : tsag 04:55:36 PM Ngày 23 April, 2013 Nhờ thầy cô và các bạn giải giúp
1.Đoan mach xoay chiều :AM có cuộn dây, MN chứa R, NB chứa C. U AN=60(V), U MB=40căn3(V). u tức thời AN và MB lệch pha 90 độ, u tức thời MB va NB lệch pha 30 độ . I hiệu dụng=căn3(A). r của cuộn dây là.( Mọi người vẽ giúp em giản đồ) A. 40 ôm B. 10 ôm C. 50 ôm D. 20 ôm 2.Tại một điểm M có một máy phát điện xoay chiều một pha có công suất phát điện và hiệu điện thế hiệu dụng ở hai cực của máy phát đều không đổi. Nối hai cực của máy phát với một trạm tăng áp có hệ số tăng áp là k đặt tại đó. Từ máy tăng áp điện năng được đưa lên dây tải cung cấp cho một xưởng cơ khí cách xa điểm M. Xưởng cơ khí có các máy tiện cùng loại, công suất khi hoạt động là như nhau. Khi hệ số k = 2 thì ở xưởng cơ khí có tối đa 120 máy tiện cùng hoạt động. Khi hệ số k = 3 thì ở xưởng cơ khí có tối đa 130 máy tiện cùng hoạt động. Do xẩy ra sự cố ở trạm tăng áp người ta phải nối trực tiếp dây tải điện vào hai cực của máy phát điện. Khi đó ở xưởng cơ khí có thể cho tối đa bao nhiêu máy tiện cùng hoạt động. Coi rằng chỉ có hao phí trên dây tải điện là đáng kể. Điện áp và dòng điện trên dây tải điện luôn cùng pha. A. 93 B. 102 C. 84 D. 66 Cám ơn mọi người... : Trả lời: Hai bài điện khó : photon01 07:42:40 PM Ngày 23 April, 2013 Nhờ thầy cô và các bạn giải giúp Trước tiên em quan sát hình vẽ thấy rằng1.Đoan mach xoay chiều :AM có cuộn dây, MN chứa R, NB chứa C. U AN=60(V), U MB=40căn3(V). u tức thời AN và MB lệch pha 90 độ, u tức thời MB va NB lệch pha 30 độ . I hiệu dụng=căn3(A). r của cuộn dây là.( Mọi người vẽ giúp em giản đồ) A. 40 ôm B. 10 ôm C. 50 ôm D. 20 ôm [tex]\left(\vec{U_{MB}},\vec{U_{C}} \right)=30^{0}\rightarrow \left(\vec{U_{L}},\vec{U_{AN}} \right)=60^{0}\rightarrow U_{L}=U_{AM}.cos60^{0}=30V; U_{C}=U_{MB}.cos30^{0}=60V; U_{R}=U_{MB}.cos60^{0}=20\sqrt{3}V[/tex] Mặt khác vì uAN vuông pha với uMB nên ta có: [tex]tan\varphi _{AN}.tan\varphi _{MB}=-1\Leftrightarrow \frac{U_{L}}{U_{R}+U_{r}}.\frac{\left(-U_{C} \right)}{U_{R}}=-1\Rightarrow U_{r}=10\sqrt{3}V\rightarrow r=\frac{U_{r}}{I}=10\Omega[/tex] : Trả lời: Hai bài điện khó : Hà Văn Thạnh 11:35:32 PM Ngày 23 April, 2013 2.Tại một điểm M có một máy phát điện xoay chiều một pha có công suất phát điện và hiệu điện thế hiệu dụng ở hai cực của máy phát đều không đổi. Nối hai cực của máy phát với một trạm tăng áp có hệ số tăng áp là k đặt tại đó. Từ máy tăng áp điện năng được đưa lên dây tải cung cấp cho một xưởng cơ khí cách xa điểm M. Xưởng cơ khí có các máy tiện cùng loại, công suất khi hoạt động là như nhau. Khi hệ số k = 2 thì ở xưởng cơ khí có tối đa 120 máy tiện cùng hoạt động. Khi hệ số k = 3 thì ở xưởng cơ khí có tối đa 130 máy tiện cùng hoạt động. Do xẩy ra sự cố ở trạm tăng áp người ta phải nối trực tiếp dây tải điện vào hai cực của máy phát điện. Khi đó ở xưởng cơ khí có thể cho tối đa bao nhiêu máy tiện cùng hoạt động. Coi rằng chỉ có hao phí trên dây tải điện là đáng kể. Điện áp và dòng điện trên dây tải điện luôn cùng pha. Không dùng tăng áp:A. 93 B. 102 C. 84 D. 66 Cám ơn mọi người... [tex]P = \Delta P + k.x[/tex] (1) (k là số máy, x công suất tiêu thụ 1 máy) Tăng 2 [tex]P = 120x + \frac{\Delta P}{4}[/tex] (2) tăng 3 [tex]P = 130x + \frac{\Delta P}{9}[/tex] (3) từ (2) và (3) ==> [tex]5P = 1170x - 480x = 690x ==> x=P/138 và \Delta P = 12P/23[/tex] thế vào (1) ==> k=66 |