Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=15219 : Một bài toán về Lượng tử Ánh Sáng cần giúp đỡ! : AmiAiko 09:44:06 PM Ngày 10 April, 2013 Một tế bào quang điện có anot và catot đều là những bản kim loại phẳng, đặt song song, đối diện với nhau và cách nhau một khoảng 2cm. Đặt vào anot và catot một hiệu điện thế 8V, sau đó chiếu vào một điểm trên catot một tia sáng có bước sóng [tex]\lambda[/tex] xảy ra hiện tượng quang điện. Biết hiệu điện thế hãm của kim loại làm catot ứng với bức xạ trên là 2V. Bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt anot có electron đập vào bằng:
A. 2 cm B. 16 cm C. 1 cm D. 8 cm Em cảm ơn! : Trả lời: Một bài toán về Lượng tử Ánh Sáng cần giúp đỡ! : ntr.hoang 10:03:07 PM Ngày 10 April, 2013 Một tế bào quang điện có anot và catot đều là những bản kim loại phẳng, đặt song song, đối diện với nhau và cách nhau một khoảng 2cm. Đặt vào anot và catot một hiệu điện thế 8V, sau đó chiếu vào một điểm trên catot một tia sáng có bước sóng [tex]\lambda[/tex] xảy ra hiện tượng quang điện. Biết hiệu điện thế hãm của kim loại làm catot ứng với bức xạ trên là 2V. Bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt anot có electron đập vào bằng: Bán kính lớn nhất đạt được với e thoát ra có động năng cực đại và bay (gần như) song song với 2 bản kim loại. Phân tích thành 2 thành phần vận tốc như bài toán ném ngang, sẽ tính được bán kính lớn nhất là [tex]R = 2d\sqrt{\frac{U_{h}}{U_{AK}}}=2 cm[/tex]A. 2 cm B. 16 cm C. 1 cm D. 8 cm Em cảm ơn! : Trả lời: Một bài toán về Lượng tử Ánh Sáng cần giúp đỡ! : AmiAiko 10:12:06 PM Ngày 10 April, 2013 Bạn giúp mình bài này nữa:
Mức năng lượng của các trạng thái dừng trong nguyên tử hidro [tex]E_{n}=\frac{-13,6}{n^{2}}[/tex]; với n=1,2,3,... Một electron có động năng bằng 12,6 eV đến va chạm với nguyên tử hidro đứng yên, ở trạng thái cơ bản. Sau va chạm nguyên tử hidro vẫn đứng yên nhưng chuyển động lên mức kích thích đầu tiên. Động năng của electron sau va chạm là: A. 2,4 eV B. 1,2 eV C. 10,2 eV D. 3,2 eV Cảm ơn! Còn bài trên bạn có thể giải chi tiết giúp mình ko? Việc nhớ một công thức ko rõ nguồn gốc là một việc rất khó khăn TT__TT : Trả lời: Một bài toán về Lượng tử Ánh Sáng cần giúp đỡ! : ngochocly 11:24:45 PM Ngày 10 April, 2013 Bạn giúp mình bài này nữa: electron chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thíh đầu tiên đã nhận một năng lượng:Mức năng lượng của các trạng thái dừng trong nguyên tử hidro [tex]E_{n}=\frac{-13,6}{n^{2}}[/tex]; với n=1,2,3,... Một electron có động năng bằng 12,6 eV đến va chạm với nguyên tử hidro đứng yên, ở trạng thái cơ bản. Sau va chạm nguyên tử hidro vẫn đứng yên nhưng chuyển động lên mức kích thích đầu tiên. Động năng của electron sau va chạm là: A. 2,4 eV B. 1,2 eV C. 10,2 eV D. 3,2 eV Cảm ơn! Còn bài trên bạn có thể giải chi tiết giúp mình ko? Việc nhớ một công thức ko rõ nguồn gốc là một việc rất khó khăn TT__TT -13,6(1/4-1)=10,2eV => động năng của e sau vc: 12,6-10,2=2,4eV : Trả lời: Một bài toán về Lượng tử Ánh Sáng cần giúp đỡ! : ntr.hoang 11:37:39 AM Ngày 11 April, 2013 Còn bài trên bạn có thể giải chi tiết giúp mình ko? Việc nhớ một công thức ko rõ nguồn gốc là một việc rất khó khăn TT__TT theo phương Oy song song với 2 bản thì e chuyển động thẳng đều y=v.t với v là vận tốc ban đầu cực đại của e tính được từ [tex]eU_{h}=\frac{mv^{2}}{2}[/tex], suy ra bán kính lớn nhất R= v.[tex]t_{d}[/tex]=...(như trên đã tính) |