Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=14286 : Chuyển động quay của vật rắn khó : ngovdang 10:52:50 AM Ngày 01 March, 2013 Nhờ các thầy giúp em
Một thanh kim loại MN đồng chất, tiết diện đều dài l = 160 cm, khối lượng m1 = 3 kg có thể quay quanh trục đi qua M vuông góc với mặt phẳng thẳng đứng. Ban đầu MN đứng yên ở VTCB, người ta bắn một viên đạn có khối lượng m2 = 1 kg, bay theo phương ngang với vận tốc v đến va chạm mềm dính vào thanh MN tại điểm Q, cách M một khoảng l1 = 120 cm. Lấy g = 10 m/s2, bỏ qua mọi ma sát và sức cản. Tính giá trị của nhỏ nhất của v để thanh MN có thể quay được hết cả vòng quanh điểm M. : Trả lời: Chuyển động quay của vật rắn khó : Hà Văn Thạnh 05:45:17 PM Ngày 01 March, 2013 Nhờ các thầy giúp em HD em tự tinh:Một thanh kim loại MN đồng chất, tiết diện đều dài l = 160 cm, khối lượng m1 = 3 kg có thể quay quanh trục đi qua M vuông góc với mặt phẳng thẳng đứng. Ban đầu MN đứng yên ở VTCB, người ta bắn một viên đạn có khối lượng m2 = 1 kg, bay theo phương ngang với vận tốc v đến va chạm mềm dính vào thanh MN tại điểm Q, cách M một khoảng l1 = 120 cm. Lấy g = 10 m/s2, bỏ qua mọi ma sát và sức cản. Tính giá trị của nhỏ nhất của v để thanh MN có thể quay được hết cả vòng quanh điểm M. + Moment quán tính thanh [tex]I=1/3ML^2[/tex] + Momet quán tính vật : [tex]I' = m.L^2[/tex] + Trước va chạm(chỉ có momnet động lượng vật) : L = I'.v/L = mL.v + Sau va chạm : [tex]L' = (I+I').\omega[/tex] + Định luật BTMM động lượng : L=L' ==> [tex]\omega[/tex] + Định luật BT NL ỡ VT thấp I và cao nhất (coi như vân tốc cao I bằng 0, gốc thế năng thấp nhất) [tex]1/2.(I+I').\omega^2 + MgL/2 = mg2L + Mg(3L/2)[/tex] Thế [tex]\omega[/tex] vào giải ra v |