Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=14213 : Bài tập cảm ứng điện từ(2). : Alexman113 02:41:11 PM Ngày 24 February, 2013 1. Một khung dây hình vuông [tex]ABCD[/tex] cạnh [tex]a=20\,cm[/tex], điện trở khung [tex]R=0,8\Omega[/tex] trên đó các nguồn [tex]E_1=12\,V;\,r_1=0,1\Omega;\,E_2=8\,V;\,r_2=0,1\Omega[/tex] (hình vẽ). Mạch đặt trong từ trường đều [tex]\overrightarrow{B}[/tex] vuông góc với mặt phẳng khung.
a) Cho [tex]B[/tex] tăng theo thời gian bằng quy luật [tex]B=kt[/tex] với [tex]k=40\,T/s.[/tex] Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch. b) Để dòng điện chạy qua mạch bằng không, từ trường phải thay đổi thế nào? Với [tex]k[/tex] bằng bao nhiêu? (http://nu0.upanh.com/b2.s34.d2/0a436c602bf4135bcd96db0a52bc9374_53498550.capture.png) 2. Khung dây dẫn hình chữ nhật [tex]MNPQ[/tex] không bị biến dạng đặt trong cùng một mặt phẳng của một mạch điện (hình vẽ). Xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung [tex]MNPQ[/tex] trong hai thí nghiệm sau: a) Khóa [tex]K[/tex] đang đóng, ta ngắt khóa [tex]K[/tex]. b) Khóa [tex]K[/tex] đang đóng, ta dịch chuyển con chạy về phía phải. (http://nu4.upanh.com/b1.s34.d1/02106b4498cc8b8cba4bff6e63273b16_53498604.capture.png) ____________________________Nhờ các thầy/cô xem giúp em ạ, em cảm ơn. :D :P ~O) : Trả lời: Bài tập cảm ứng điện từ(2). : Quang Dương 08:32:34 AM Ngày 25 February, 2013 1. Một khung dây hình vuông [tex]ABCD[/tex] cạnh [tex]a=20\,cm[/tex], điện trở khung [tex]R=0,8\Omega[/tex] trên đó các nguồn [tex]E_1=12\,V;\,r_1=0,1\Omega;\,E_2=8\,V;\,r_2=0,1\Omega[/tex] (hình vẽ). Mạch đặt trong từ trường đều [tex]\overrightarrow{B}[/tex] vuông góc với mặt phẳng khung. a) Cho [tex]B[/tex] tăng theo thời gian bằng quy luật [tex]B=kt[/tex] với [tex]k=40\,T/s.[/tex] Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch. b) Để dòng điện chạy qua mạch bằng không, từ trường phải thay đổi thế nào? Với [tex]k[/tex] bằng bao nhiêu? (http://nu0.upanh.com/b2.s34.d2/0a436c602bf4135bcd96db0a52bc9374_53498550.capture.png) a) Suất điện động cảm ứng : [tex]e_{c}=\frac{\Delta \Phi }{\Delta t}= 40V[/tex] Theo định luật Lenx [tex]e_{c}[/tex] mắc nối tiếp với [tex]e_{1}[/tex] và xung đối với [tex]e_{2}[/tex] nên [tex]I = \frac{e_{c}+e_{1}-e_{2}}{r_{1}+r_{2}+R}=..[/tex] b) Để dòng điện chạy qua mạch bằng không thì [tex]e_{c}[/tex] mắc nối tiếp với [tex]e_{2}[/tex] và xung đối với [tex]e_{1}[/tex] Vậy từ trường phải giảm và [tex]I = \frac{e_{c}+e_{2}-e_{1}}{r_{1}+r_{2}+R}= 0 \Rightarrow e_{c}=e_{1} - e_{2} = 4V [/tex] Do đó [tex]e_{c} = |\frac{\Delta B.a^{2}}{\Delta t}|= 4\Rightarrow |\frac{\Delta B}{\Delta t}| = \frac{4}{a^{2}} = 100 T/s[/tex] Nghĩa là [tex]B = B_{0} - 100t (T)\Rightarrow k = -100(T/s)[/tex] : Trả lời: Bài tập cảm ứng điện từ(2). : Quang Dương 08:48:18 AM Ngày 25 February, 2013 2. Khung dây dẫn hình chữ nhật [tex]MNPQ[/tex] không bị biến dạng đặt trong cùng một mặt phẳng của một mạch điện (hình vẽ). Xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung [tex]MNPQ[/tex] trong hai thí nghiệm sau: a) Khóa [tex]K[/tex] đang đóng, ta ngắt khóa [tex]K[/tex]. b) Khóa [tex]K[/tex] đang đóng, ta dịch chuyển con chạy về phía phải. (http://nu4.upanh.com/b1.s34.d1/02106b4498cc8b8cba4bff6e63273b16_53498604.capture.png) ____________________________Nhờ các thầy/cô xem giúp em ạ, em cảm ơn. :D :P ~O) a) Cảm ứng từ của dòng điện trong mạch bên trái tại những điểm thuộc khung dây bên phải hướng vào mp hình vẽ. Khi ngắt k I giảm nên B giảm , Bc cùng chiều với B . Nghĩa là dòng điện chạy theo chiều M N P Q b) Khi con chạy dịch chuyển sang phải thì điện trở tương đương sẽ giảm nên I tăng . Vậy dòng điện cảm ứng có chiều M Q P N |