Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

CÁC KHOA HỌC KHÁC => HÓA HỌC => : superburglar 04:22:39 PM Ngày 16 February, 2013

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=14069



: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: superburglar 04:22:39 PM Ngày 16 February, 2013
Để Diễn Đàn phát triển hơn nữa,đồng thời giúp các bạn trong Diễn Đàn học tập có hiệu quả hơn,mình xin lập topic TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC.Nơi đây là nơi sưu tầm những câu Hóa Hữu Cơ trong các đề thi thử Đai Học của các trường mà có khả năng sẽ xuất hiện trong đề thi Đại Học để chúng ta cùng nhau trao đổi và giải quyết. =d> =d> =d>
QUY ĐỊNH:
1.Bài đăng hoặc bài trả lời đều phải viết bằng tiếng việt có dấu,rõ ràng.
3.Vì TẤT CẢ CÁC MEMBER đều có thể được phép đăng bài nên YÊU CẦU phải đánh SỐ CÂU theo SỐ THỨ TỰ để tiện cho việc trao đổi.
 


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: superburglar 11:12:56 PM Ngày 17 February, 2013
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích khí 1 amin no, mạch hở bằng oxi vừa đủ thu được 5 thể tích hỗn hợp hơi và khí cùng điều kiện. Nếu cho 9,2 gam amin trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì số mol HCl phản ứng là
A.0,3 mol      B.0,5 mol      C.0,4 mol      D.0,2 mol


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: superburglar 11:18:41 PM Ngày 17 February, 2013
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí X gốm 1 ankan và 1 anken có tỉ khối hơi so với [tex]H_{2}[/tex] bằng 11,25 thu được 10,08 lít khí [tex]CO_{2}[/tex] (đktc). Công thức của ankan và anken lần lượt là
A.[tex]CH_{4};C_{4}H_{8}[/tex]     B.[tex]C_{2}H_{6};C_{2}H_{4}[/tex]       C.[tex]CH_{4};C_{3}H_{6}[/tex]         D[tex]CH_{4};C_{2}H_{4}[/tex]



: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: superburglar 11:22:22 PM Ngày 17 February, 2013
Câu 3: Hỗn hợp khí X gồm [tex]H_{2}[/tex] và [tex]C_{2}H_{4}[/tex]có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 4,6875. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là
A. 50%.   B. 40%.   C. 20%.   D. 25%.


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: superburglar 12:08:01 AM Ngày 21 February, 2013
Vẫn chưa ai trả lời cả :-\ hay bài mình chọn ra còn quá dễ?Các bạn cứ đóng góp ý kiến để mình còn điều chỉnh :D
Câu 4: Este E (không chứa nhóm chức nào khác) được tạo từ axit cacboxylic X và một ankanol Y. Lấy m gam E tác dụng với dung dịch KOH dư thu được m1 gam muối; m gam E tác dụng với dung dịch [tex]Ca(OH)_{2}[/tex] dư thu được m2 gam muối. Biết rằng, m2<m<m1. Công thức thu gọn của Y là:
A. [tex]C_{3}H_{7}OH[/tex]  B. [tex]C_{4}H_{9}OH[/tex]  C. [tex]C_{2}H_{5}OH[/tex]     D. [tex]CH_{3}OH[/tex]



: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: superburglar 12:20:46 AM Ngày 21 February, 2013
Câu 5: Một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp A gồm etan xà ankin X (điều kện thường ở thể tích khí) có tỉ lệ số mol là 1:1.Thêm Oxi vào bình thì thu được hỗn hợp khí B có [tex]d_{B/H_{2}}=18[/tex].Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B sau đó đưa bình về [tex]0^{0}C[/tex] thấy hỗn hợp khí trong bình có [tex]d_{khi/H_{2}}[/tex][tex]=21,4665[/tex].X là:
A.[tex]C_{2}H_{2}[/tex]      B.[tex]C_{3}H_{4}[/tex]     C.[tex]C_{4}H_{6}[/tex]    D.[tex]C_{5}H_{8}[/tex]

   







: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: Mai Nguyên 12:54:20 AM Ngày 21 February, 2013
Câu 3
[tex]n_{H_2}=a,\ n_{C_2H_4}=b \\ 2a+28b=15(a+b) \rightarrow a=b \\ \dfrac{M_1}{M_2}=\dfrac{n_2}{n_1}=\dfrac{3.75}{4.6875}=0.8 \rightarrow n_2=0.8.2a=1.6a[/tex]
Số mol khí giảm là số mol khí [tex]H_2[/tex] phản ứng = 2a-1.8a=0.4a
Vậy H=[tex]\dfrac{0.4a}{a}=40[/tex]%


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: vinhbkis 01:06:10 AM Ngày 21 February, 2013
Vẫn chưa ai trả lời cả :-\ hay bài mình chọn ra còn quá dễ?Các bạn cứ đóng góp ý kiến để mình còn điều chỉnh :D
Câu 4: Este E (không chứa nhóm chức nào khác) được tạo từ axit cacboxylic X và một ankanol Y. Lấy m gam E tác dụng với dung dịch KOH dư thu được m1 gam muối; m gam E tác dụng với dung dịch [tex]Ca(OH)_{2}[/tex] dư thu được m2 gam muối. Biết rằng, m2<m<m1. Công thức thu gọn của Y là:
A. [tex]C_{3}H_{7}OH[/tex]  B. [tex]C_{4}H_{9}OH[/tex]  C. [tex]C_{2}H_{5}OH[/tex]     D. [tex]CH_{3}OH[/tex]


Tớ xin giải:
-Muối m1 thực chât là este E nhưng thay gôc  ankyl trong ankanol  ban đầu bằng K. m1 và m có số mol bằng nhau, theo đề ta có m<m1. Suy ra gốc ankyl < 39   (1).
-Muối m2 cũng thực chất là este E nhưng thay gốc ankyl trong ankanol ban đầu bằng Ca. m2 có số mol bằng 1 nửa m, theo đề ta có m>m2. Suy ra gốc anky > 40/2= 20   (2).
 Từ (1) và (2), suy ra gốc ankyl đó là [tex]C_{2}H_{5}[/tex] (M=29). Vậy đáp án là C


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: superburglar 01:08:04 AM Ngày 21 February, 2013
Câu 3
[tex]n_{H_2}=a,\ n_{C_2H_4}=b \\ 2a+28b=15(a+b) \rightarrow a=b \\ \dfrac{M_1}{M_2}=\dfrac{n_2}{n_1}=\dfrac{3.75}{4.6875}=0.8 \rightarrow n_2=0.8.2a=1.6a[/tex]
Số mol khí giảm là số mol khí [tex]H_2[/tex] phản ứng = 2a-1.8a=0.4a
Vậy H=[tex]\dfrac{0.4a}{a}=40[/tex]%
Bạn giải chính xác rôi!


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: superburglar 01:08:32 AM Ngày 21 February, 2013
Vẫn chưa ai trả lời cả :-\ hay bài mình chọn ra còn quá dễ?Các bạn cứ đóng góp ý kiến để mình còn điều chỉnh :D
Câu 4: Este E (không chứa nhóm chức nào khác) được tạo từ axit cacboxylic X và một ankanol Y. Lấy m gam E tác dụng với dung dịch KOH dư thu được m1 gam muối; m gam E tác dụng với dung dịch [tex]Ca(OH)_{2}[/tex] dư thu được m2 gam muối. Biết rằng, m2<m<m1. Công thức thu gọn của Y là:
A. [tex]C_{3}H_{7}OH[/tex]  B. [tex]C_{4}H_{9}OH[/tex]  C. [tex]C_{2}H_{5}OH[/tex]     D. [tex]CH_{3}OH[/tex]


Tớ xin giải:
-Muối m1 thực chât là este E nhưng thay gôc  ankyl trong ankanol  ban đầu bằng K. m1 và m có số mol bằng nhau, theo đề ta có m<m1. Suy ra gốc ankyl < 39   (1).
-Muối m2 cũng thực chất là este E nhưng thay gốc ankyl trong ankanol ban đầu bằng Ca. m2 có số mol bằng 1 nửa m, theo đề ta có m>m2. Suy ra gốc anky > 40/2= 20   (2).
 Từ (1) và (2), suy ra gốc ankyl đó là [tex]C_{2}H_{5}[/tex] (M=29). Vậy đáp án là C
Bạn giải chính xác rôi!


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: uchiha_it@chi 11:00:56 PM Ngày 21 February, 2013
Câu 5: Một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp A gồm etan xà ankin X (điều kện thường ở thể tích khí) có tỉ lệ số mol là 1:1.Thêm Oxi vào bình thì thu được hỗn hợp khí B có [tex]d_{B/H_{2}}=18[/tex].Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B sau đó đưa bình về [tex]0^{0}C[/tex] thấy hỗn hợp khí trong bình có [tex]d_{khi/H_{2}}[/tex][tex]=21,4665[/tex].X là:
A.[tex]C_{2}H_{2}[/tex]      B.[tex]C_{3}H_{4}[/tex]     C.[tex]C_{4}H_{6}[/tex]    D.[tex]C_{5}H_{8}[/tex]

   






giải
klmol B=36 nên 32([tex]O_{2}[/tex])<36<A nên X+30>72 nên X>42 loại A  và B, X là khí đk thường nên loại D suy ra C



: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: superburglar 01:56:38 AM Ngày 24 February, 2013
Câu 6: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3 với 780 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch thu được 94,98 gam muối. m có giá trị là
A. 68,10 gam.   B. 64,86 gam.   C. 77,04 gam.   D. 65,13 gam


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: Force.a.laugh 05:45:39 PM Ngày 24 February, 2013
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí X gốm 1 ankan và 1 anken có tỉ khối hơi so với [tex]H_{2}[/tex] bằng 11,25 thu được 10,08 lít khí [tex]CO_{2}[/tex] (đktc). Công thức của ankan và anken lần lượt là
A.[tex]CH_{4};C_{4}H_{8}[/tex]     B.[tex]C_{2}H_{6};C_{2}H_{4}[/tex]       C.[tex]CH_{4};C_{3}H_{6}[/tex]         D[tex]CH_{4};C_{2}H_{4}[/tex]



Đáp án C, phải không ạ?


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: superburglar 05:49:29 PM Ngày 24 February, 2013
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí X gốm 1 ankan và 1 anken có tỉ khối hơi so với [tex]H_{2}[/tex] bằng 11,25 thu được 10,08 lít khí [tex]CO_{2}[/tex] (đktc). Công thức của ankan và anken lần lượt là
A.[tex]CH_{4};C_{4}H_{8}[/tex]     B.[tex]C_{2}H_{6};C_{2}H_{4}[/tex]       C.[tex]CH_{4};C_{3}H_{6}[/tex]         D[tex]CH_{4};C_{2}H_{4}[/tex]



Đáp án C, phải không ạ?
Bạn có thể giải cho mình tham khảo không? :)


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: Mai Nguyên 06:17:14 PM Ngày 24 February, 2013
Câu 2
Coi X gồm có A và B
[tex]M_{TB}=22.5 \rightarrow M_A<22.5 \rightarrow A[/tex] có 1 C [tex]\rightarrow A: \  CH_4 : \ a \ mol \rightarrow B: \ C_nH_{2n}: \ b \ mol [/tex]
[tex]\rightarrow  \begin{cases} a+b=0.3 \\ a+bn=0.45 \\ 16a+14bn=22.5(a+b) \end{cases}[/tex]
Hệ 3 pt 3 ẩn, giải ra a=0.225, b=0.075, n=3
Chọn C



: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: vinhbkis 09:44:36 PM Ngày 24 February, 2013
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích khí 1 amin no, mạch hở bằng oxi vừa đủ thu được 5 thể tích hỗn hợp hơi và khí cùng điều kiện. Nếu cho 9,2 gam amin trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì số mol HCl phản ứng là
A.0,3 mol      B.0,5 mol      C.0,4 mol      D.0,2 mol

Vì đề không cho bao nhiêu nhóm amin nên ta giả sử:
- Có 1 nhóm amin: CT [tex]C_{n}H_{2n + 3}N[/tex]
PT đốt cháy: [tex]C_{n}H_{2n + 3}N + O_{2 }\rightarrow nCO_{2} + \frac{2n + 3}{2}H_{2}O + \frac{1}{2}N2[/tex]
Giả sử số mol amin là 1 (mol), ta suy ra [tex]n + \frac{2n + 3}{2} + \frac{1}{2} = 5 \Rightarrow n = 1.5[/tex] (loại).
- Có 2 nhóm amin: CT [tex]C_{n}H_{2n + 4}N_{2}[/tex]
PT đốt cháy: [tex]C_{n}H_{2n + 4}N_{2} + O_{2 }\rightarrow nCO_{2} + (n + 2)H_{2}O + N_{2}[/tex]
Giả sử số mol amin là 1 (mol), ta suy ra [tex]n+(n + 2)+1 = 5 \Rightarrow n=1[/tex] (nhận).
Vậy CT amin đó là [tex]CH_{6}N_{2}[/tex] hay [tex]NH_{2}-CH_{2}-{NH_{2}}[/tex]
- n[tex]n_{amin}=\frac{9.2}{46}=0.2 (mol)[/tex]
Vì amin chứa 2 chức -[tex]NH_{2}[/tex] nên [tex]n_{HCl}[/tex] pứ = 2[tex]n_{amin}[/tex] = 0.4(mol). Chọn C








: Trả lời: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: vinhbkis 10:23:29 PM Ngày 24 February, 2013
Câu 6: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3 với 780 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch thu được 94,98 gam muối. m có giá trị là
A. 68,10 gam.   B. 64,86 gam.   C. 77,04 gam.   D. 65,13 gam
-TÓM TẮT: X (tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala) [tex] + 4NaOH \rightarrow[/tex] Muối + [tex]H_{2}O[/tex]
                   Y (tripeptit Val-Gly-Val)             [tex] + 3NaOH \rightarrow[/tex] Muối + [tex]H_{2}O[/tex]
-Gọi [tex]n_{X}=a[/tex] (mol) [tex]\rightarrow n_{Y}= 3a[/tex] (mol).
-Theo đề: [tex]4n_{X} + 3n_{Y}= 0.78 \Rightarrow 4a + 9a = 0.78 \Rightarrow a = 0.06 (mol)[/tex]
Ta có: [tex]m_{H_{2}O} = 0.24*18 = 4.32 (g)[/tex], [tex]m_{NaOH}= 0.78*40 = 31.2 (g)[/tex]
-Áp dụng ĐLBTKL: [tex]m_{X + Y} + m_{NaOH} =[/tex] m muối + [tex]m_{H_{2}O}[/tex]
Suy ra: [tex]m_{X + Y}=[/tex] 94.98 + 4.32 - 31.2 = 68.1 (g). Chọn A











: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: superburglar 12:51:35 AM Ngày 25 February, 2013
Câu 2
Coi X gồm có A và B
[tex]M_{TB}=22.5 \rightarrow M_A<22.5 \rightarrow A[/tex] có 1 C [tex]\rightarrow A: \  CH_4 : \ a \ mol \rightarrow B: \ C_nH_{2n}: \ b \ mol [/tex]
[tex]\rightarrow  \begin{cases} a+b=0.3 \\ a+bn=0.45 \\ 16a+14bn=22.5(a+b) \end{cases}[/tex]
Hệ 3 pt 3 ẩn, giải ra a=0.225, b=0.075, n=3
Chọn C


Hệ của bạn giải hơi lâu.bạn tham khảo thêm cách này xem:
vì chắc chắn có CH4,bạn gọi số mol O2,H20 lần lượt là x,y
Bảo toàn khối lượng có:[tex]m_{O2}-m_{H20}=m_{CO2}-m_{HC}[/tex] (1)
bảo toàn oxi có: 2x-y=2[tex]n_{CO2}[/tex] (2)
(1)(2)===>x,y=...Dễ dang suy ra anken...



: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: uchiha_it@chi 12:54:45 AM Ngày 25 February, 2013
Câu 7: Hỗn hợp A gồm X, Y (MX < MY) là 2 este đơn chức có chung gốc axit. Đun nóng m gam A với 400 ml dung dịch KOH 1M dư thu được dung dịch B và (m – 12,6) gam hỗn hợp hơi gồm 2 anđehit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi so với H2 là 26,2. Cô cạn dung dịch B thu được (m + 6,68) gam chất rắn khan. % khối lượng của X trong A là:
A. 54,66%            B. 45,55%      C. 36,44%            D. 30,37%


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: superburglar 12:57:12 AM Ngày 25 February, 2013
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích khí 1 amin no, mạch hở bằng oxi vừa đủ thu được 5 thể tích hỗn hợp hơi và khí cùng điều kiện. Nếu cho 9,2 gam amin trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì số mol HCl phản ứng là
A.0,3 mol      B.0,5 mol      C.0,4 mol      D.0,2 mol

Vì đề không cho bao nhiêu nhóm amin nên ta giả sử:
- Có 1 nhóm amin: CT [tex]C_{n}H_{2n + 3}N[/tex]
PT đốt cháy: [tex]C_{n}H_{2n + 3}N + O_{2 }\rightarrow nCO_{2} + \frac{2n + 3}{2}H_{2}O + \frac{1}{2}N2[/tex]
Giả sử số mol amin là 1 (mol), ta suy ra [tex]n + \frac{2n + 3}{2} + \frac{1}{2} = 5 \Rightarrow n = 1.5[/tex] (loại).
- Có 2 nhóm amin: CT [tex]C_{n}H_{2n + 4}N_{2}[/tex]
PT đốt cháy: [tex]C_{n}H_{2n + 4}N_{2} + O_{2 }\rightarrow nCO_{2} + (n + 2)H_{2}O + N_{2}[/tex]
Giả sử số mol amin là 1 (mol), ta suy ra [tex]n+(n + 2)+1 = 5 \Rightarrow n=1[/tex] (nhận).
Vậy CT amin đó là [tex]CH_{6}N_{2}[/tex] hay [tex]NH_{2}-CH_{2}-{NH_{2}}[/tex]
- n[tex]n_{amin}=\frac{9.2}{46}=0.2 (mol)[/tex]
Vì amin chứa 2 chức -[tex]NH_{2}[/tex] nên [tex]n_{HCl}[/tex] pứ = 2[tex]n_{amin}[/tex] = 0.4(mol). Chọn C







mình bổ sung thêm cách này nhé.không phải chia trường hợp mà tổng quát hơn.
Gọi amin cần tìm có dạng:[tex]C_{n}H_{2n+2+x}Nx[/tex]
Sau đó viết phương trình phản ứng cháy rồi làm bình thường nhé.đáp án c đúng rồi


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: superburglar 06:11:24 PM Ngày 26 February, 2013
Câu 8 : Xà phòng hoá một este no đơn chức mạch hở X bằng 0,6 mol MOH (M là kim loại kiềm) thu được dung dịch Y. Cô cạn Y và đốt chất rắn thu được trong khí O2 dư, đến phản ứng hoàn toàn tạo ra 2,24 lít CO2 (đktc), a gam H2O và  31,8 gam muối. Giá trị của a không thể là?
A. 9 gam.   B. 7,2 gam.   C. 10,8 gam.   D. 5,4 gam


: Trả lời: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: vinhbkis 01:12:23 AM Ngày 27 February, 2013
Câu 7: Hỗn hợp A gồm X, Y (MX < MY) là 2 este đơn chức có chung gốc axit. Đun nóng m gam A với 400 ml dung dịch KOH 1M dư thu được dung dịch B và (m – 12,6) gam hỗn hợp hơi gồm 2 anđehit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi so với H2 là 26,2. Cô cạn dung dịch B thu được (m + 6,68) gam chất rắn khan. % khối lượng của X trong A là:
A. 54,66%            B. 45,55%      C. 36,44%            D. 30,37%


- Gọi số mol 2 andehit thuộc X và Y lần lượt là a và b (mol)
Vì  2 anđehit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp và có M[tex]M_{tb}[/tex] =52.4 [tex]\rightarrow CH_{3}CHO[/tex] và [tex]\rightarrow C_{2}H_{5}CHO[/tex]
Theo QTDC, tính ra 3a = 2b      (1)
-Áp dụng ĐLBTKL, ta có: [tex]m_{A} + m_{KOH} = m_{B} + m_{andehit}[/tex] hay
[tex]m + 0.4*56 = (m + 6,68) + (m - 12,6) \rightarrow m =28.32 (g)[/tex]
Suy ra: [tex]m_{andehit}[/tex] = 28.32 - 12.6 = 15.72 = 44a + 58b        (2)
Từ (1) và (2), suy ra a= 0.12 (mol) và b=0.18 (mol)
-m muối được tao thành từ este = 28.32 + 6,68 - (0.4-0.3)*56 = 29.4 (g)
Suy ra, M muối = [tex]\frac{29.4}{0.3}= 98[/tex] Vậy Gốc axit là: 98 - 44 - 39 =15 ([tex]CH_{3}[/tex])
- Vậy % khối lượng của X trong A là: % [tex]CH_{3}COOCH=CH2[/tex] = [tex]\frac{86*0.12}{28.32}[/tex].
[tex]\Rightarrow C[/tex]


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: tvl_08 05:30:04 PM Ngày 28 February, 2013
Câu 8 : Xà phòng hoá một este no đơn chức mạch hở X bằng 0,6 mol MOH (M là kim loại kiềm) thu được dung dịch Y. Cô cạn Y và đốt chất rắn thu được trong khí O2 dư, đến phản ứng hoàn toàn tạo ra 2,24 lít CO2 (đktc), a gam H2O và  31,8 gam muối. Giá trị của a không thể là?
A. 9 gam.   B. 7,2 gam.   C. 10,8 gam.   D. 5,4 gam

Ta có [tex]2 MOH \leftrightarrow M_{2}CO_{3}[/tex]
Vậy M là Na.
Chất rắn thu được sau phản ứng gồm
[tex]\left\{\begin{matrix}C_{n}H_{2n-1}O_{2}Na:x (mol) & & \\ NaOH: 0,6-x & & \end{matrix}\right.[/tex]
[tex]\rightarrow \left\{\begin{matrix}nx=0,4 & \\ H_{2}O: 0,7-x & \end{matrix}\right.[/tex]
Giá trị không phù hợp của a là 7,2. Vì khi đó n lẻ .
Đáp án B



: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: superburglar 08:59:56 PM Ngày 01 March, 2013
Câu 8 : Xà phòng hoá một este no đơn chức mạch hở X bằng 0,6 mol MOH (M là kim loại kiềm) thu được dung dịch Y. Cô cạn Y và đốt chất rắn thu được trong khí O2 dư, đến phản ứng hoàn toàn tạo ra 2,24 lít CO2 (đktc), a gam H2O và  31,8 gam muối. Giá trị của a không thể là?
A. 9 gam.   B. 7,2 gam.   C. 10,8 gam.   D. 5,4 gam

Ta có [tex]2 MOH \leftrightarrow M_{2}CO_{3}[/tex]
Vậy M là Na.
Chất rắn thu được sau phản ứng gồm
[tex]\left\{\begin{matrix}C_{n}H_{2n-1}O_{2}Na:x (mol) & & \\ NaOH: 0,6-x & & \end{matrix}\right.[/tex]
[tex]\rightarrow \left\{\begin{matrix}nx=0,4 & \\ H_{2}O: 0,7-x & \end{matrix}\right.[/tex]
Giá trị không phù hợp của a là 7,2. Vì khi đó n lẻ .
Đáp án B


Bạn xem cách giải sau không phải thử đáp án nè;
khi đốt cháy [tex]C_{n}H_{2n-1}O_{2}Na[/tex] thì rõ ràng nCO2 không thể bằng nH2O (1)
Mặt khác CO2+2NaOH-->Na2CO3+H2O (2) (thực ra ở đây xảy ra 2 quá trình tạo NaHCO3 trước sau đó NaHCO3 lại bị nhiệt phân nhưng mình viết gộp lại thành (2)).Dế dàng thấy ở (2) thì nCO2=nH2O (3)
(1)(3)=>[tex]\sum{n_{CO2}}=0,4\neq n_{H2O}.[/tex]
Vậy chọn B


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: superburglar 03:17:36 PM Ngày 02 March, 2013
Câu 9 Cho ankan X tác dụng với clo (as) thu được 13,125 gam hỗn hợp các dẫn xuất clo (mono và điclo). Khí HCl bay ra được hấp thụ hoàn toàn bằng nước sau đó trung hòa bằng dd NaOH thấy tốn hết 250 ml dd NaOH 1M. Xác định CT của X?
    A. C2H6                     B. C4H10                         C. C3H8                            D. CH4


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: tvl_08 07:07:21 PM Ngày 02 March, 2013
Câu 9 Cho ankan X tác dụng với clo (as) thu được 13,125 gam hỗn hợp các dẫn xuất clo (mono và điclo). Khí HCl bay ra được hấp thụ hoàn toàn bằng nước sau đó trung hòa bằng dd NaOH thấy tốn hết 250 ml dd NaOH 1M. Xác định CT của X?
    A. C2H6                     B. C4H10                         C. C3H8                            D. CH4

Nếu hỗn hợp X toàn dẫn xuất monoclo:[tex]M_{ankan}=\frac{13,125}{0,25}-34,5=18[/tex]
Nếu hỗn hợp X toàn dẫn xuất điclo:[tex]M_{ankan}=\frac{13,125}{0,125}-71=34[/tex]
Vậy [tex]18\prec M _{ankan}\prec 34[/tex]
Vậy Ankan là [tex]C_{2}H_{6}[/tex]
Đáp án A


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: tvl_08 12:41:42 AM Ngày 03 March, 2013
Câu 10:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, thu được hỗn hợp khí và hơi (hỗn hợp A). Cho toàn bộ A lần lượt lội qua bình 1 đựng H2SO4 đặc dư, rồi cho qua bình hai đựng nước vôi dư. Kết quả thí nghiệm cho thấy khối lượng bình 1 tăng 1,98 gam và bình 2 xuất hiện 8 gam kết tủa. Mặt khác, nếu oxi hóa m gam hỗn hợp hai ancol trên bằng CuO ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn, rồi lấy toàn bộ sản phẩm cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được muối của axit hữu cơ và 2,16 gam Ag. Tên 2 ancol là
A. Metylic và allylic   
B. Metanol và etanol   
C. Etanol và propan-2-ol   
D. etylic và n-propylic


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: superburglar 12:54:41 PM Ngày 03 March, 2013
Câu 11: Hỗn hợp X gồm 3 axit đơn chức mạch hở trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp và một axit không no có một liên kết đôi. Cho m gam X tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 200ml dung dịch HCl 1M và thu được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D thu được 52,58 gam chất rắn khan E. Đốt cháy hoàn toàn E rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí và hơi vào bình đựng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình tăng 44,14 gam. Thành phần % khối lượng axit không no là:
A. 44,89   B. 48,19   C. 40,57   D. 36,28


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: superburglar 07:41:24 PM Ngày 17 March, 2013
Câu 12 Đốt chấy hoàn toàn một lượng hỗn hợp M gồm ancol X,axit cacboxylic Y và este Z (đều no,đơn chức mạch hở và Y,Z có cùng nguyên tử cacbon) cần dùng vừa đủ 12,32 lít [tex]O_{2}[/tex] (đktc).Toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch [tex]Ca(OH)2[/tex] dư thì thu được 50g kết tủa.Công thức của Y là:
A[tex]CH_{3}CH_{2}CH_{2}COOH[/tex]                             B [tex]HCOOH[/tex]

C [tex]CH_{3}COOH[/tex]                                                  D.[tex]CH_{3}CH_{2}COOH[/tex]





: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: L.Lawliet 06:16:12 PM Ngày 02 April, 2013
n [tex]CO_{2}=0.5 mol[/tex]
Y và Z đều no, đơn chức mà có số C bằng nhau nên có cùng công thức phân tử là [tex]C_{n}H_{2n}O_{2}[/tex]
Ta sẽ giả sử hỗn hợp M chỉ có (Y và Z) là a mol
khi đó M là hỗn hợp gồm 2 chất có 1 liên kết [tex]\pi[/tex] ([tex]C_{n}H_{2n}O_{2}[/tex]) nên nCO2=nH2O
Mặt khác bảo toàn ngtố Oxi ta có 2a + nO2 (pứ) = 2*nCO2 + nH2O  >>> 2a +2*0,55 = 2*0,5 + 0,5 suy ra a=0,2 (mol)
Sẽ có số C = n = [tex]\frac{nCO_{2}}{a}[/tex] = 0,5/0,2 = 2,5
Biện luận : Thực tế thì hỗn hợp M có cả X nữa nên số C ko thể đạt tới 2,5. Y có số C < 2,5 thì chỉ có thể là HCOOH hoặc CH3COOH. Mà mặt khác Z là este cũng có số C bằng số C của Y , este thì phải có từ 2C trở lên nên số C lớn hơn hoặc bằng 2 suy ra Y phải là CH3COOH
Chọn C
Bài này khá rắc rối vì biện luận khá mệt !!!
Thân L.Lawliet


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: L.Lawliet 11:24:55 AM Ngày 03 April, 2013
Câu 10:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, thu được hỗn hợp khí và hơi (hỗn hợp A). Cho toàn bộ A lần lượt lội qua bình 1 đựng H2SO4 đặc dư, rồi cho qua bình hai đựng nước vôi dư. Kết quả thí nghiệm cho thấy khối lượng bình 1 tăng 1,98 gam và bình 2 xuất hiện 8 gam kết tủa. Mặt khác, nếu oxi hóa m gam hỗn hợp hai ancol trên bằng CuO ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn, rồi lấy toàn bộ sản phẩm cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được muối của axit hữu cơ và 2,16 gam Ag. Tên 2 ancol là
A. Metylic và allylic   
B. Metanol và etanol   
C. Etanol và propan-2-ol   
D. etylic và n-propylic

Nhận thấy có 0.02Ag, số mol nhiều nhất ancol có thể tạo thành 0.02 Ag là 0.01 mol
Măt khác nCO2=0.08 mol quá lớn nên suy luận ra rằng có 1 ancol ko bị oxi hóa thành andehit >>> chỉ có 1 đáp án là rượu bậc 2  >>> Chọn C
Thân: L.Lawliet


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: superburglar 09:38:22 AM Ngày 03 May, 2013
Câu 13:: Hỗn hợp X gồm 1 mol  amin no mạch hở A và 2 mol aminoaxit no mạch hở B tác dụng vừa đủ với 4 mol HCl hay 4 mol NaOH. Đốt a gam hỗn hợp X cần 46,368 lít O2 (đktc) thu được 8,064 lít khí N2 (đktc). Nếu cho a gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thu được bao nhiêu gam muối?
A. 75,52   B. 84,96   C. 89,68   D. 80,24


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: Mai Nguyên 06:31:51 PM Ngày 06 May, 2013
A là amin có 2 chức amin [tex]C_nH_{2n+4}N_2[/tex] 0,18 mol B là amino axit có 2 chức axit 1 chức amin [tex]C_mH_{2m-1}O_4N[/tex] 0,36 mol
Từ cái oxi có [tex]0,18(1,5n+1)+0,36(1,5m+2,25)=2,07 \rightarrow n+2m=10[/tex]
[tex]m_{muoi}=a+m_{HCl}=0,72.36,5+(14n+32)0,18+0,36(14m+77)=84.96[/tex]
Chọn B
Tui vừa học xong phần này, làm hãi não quá, nhầm lên nhầm xuống, cách còn dài nữa ==
Mn xem xem sai k, có cách nào ngắn ngắn hơn k


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: superburglar 09:48:52 PM Ngày 15 May, 2013
Câu 14::
Đun m gam hỗn hợp chứa etyl isobutirat, axit 2-metyl propannoic, metyl butanoat cần dùng 120 gam dd NaOH 6,0% và KOH 11,2%. Cô cạn cẩn thận dd sau phản ứng thu được a gam hỗn hợp hơi các chất. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hơi thu được 114,84 gam nước. Giá trị của m là:
A. 43,12 gam                 B. 44,24 gam                 C. 42,56 gam                  D. 41,72 gam


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: Mai Nguyên 01:10:40 AM Ngày 16 May, 2013
Số mol 3 chất là a, b, c
a+b+c=0,42
Hỗn hợp hơi có [tex]C_2H_5OH, \ H_2O, \ CH_3OH \rightarrow 3a+b+2c= \dfrac{114,84-120(1-0,06-0,112)}{18}=0,86[/tex]
[tex]m=(14.6+32)a+(14.4+32)b+(14.5+32)c=(14.3+32)(a+b+c)+14(3a+b+2c)=43,12[/tex]

Tui chỉ ra cách dài dòng này thôi, có cách nào ngắn hơn mn post lên tham khảo ^^


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: superburglar 10:28:21 PM Ngày 25 May, 2013
Câu 15:: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức, mạch hở X và hiđrocacbon Y. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,07 mol O2, thu được 0,04 mol CO2. Công thức phân tử của Y là
A. C3H8.   B. C2H6.   C. CH4.   D. C4H10.
 


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: Mai Nguyên 12:54:57 AM Ngày 26 May, 2013
Có [tex]n_{O_2}>1,5.n_{CO_2} \rightarrow Y: \ ankan \\ n_Y=2.(0,07-0,04.1,5)=0,02 \rightarrow n_C \ (Y) \ <2 \rightarrow Y: \ CH_4[/tex]

Đúng k nhỉ ?


: Trả lời: TIẾN TỚI ĐỀ THI ĐẠI HỌC - HÓA HỮU CƠ
: superburglar 01:07:14 AM Ngày 26 May, 2013
Có [tex]n_{O_2}>1,5.n_{CO_2} \rightarrow Y: \ ankan \\ n_Y=2.(0,07-0,04.1,5)=0,02 \rightarrow n_C \ (Y) \ <2 \rightarrow Y: \ CH_4[/tex]

Đúng k nhỉ ?
Giả thế là ok rùi :D