Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=13859 : Bài tập vê LÒ XO : thanhdatpro16 06:23:24 PM Ngày 01 February, 2013 Một lò xo L có k=200N/m đc treo thăng đứng vào 1 điểm cố định. Khi đó L có chiều dài tự nhiên bằng 0,2m. Treo vào đầu kia của L một vật M có P=8N.
a. Chọn gốc thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi là đầu dưới của L khi L có chiều dài tự nhiên. TÍnh thế năng toàn phần của M b. Cho M 1 vận tốc để M CĐ thẳng đứng xuống phía dưới vị trí cân bằng 1 khoảng x'=4cm. Bây giờ chọn gốc các thế năng là vị trí cân bằng của vật. Tính thế năng toàn phần của hệ. Các bạn giải thích rõ ràng cho mình câu b nhé, chọn gốc khác thì nó sẽ như thế nào đây, các bạn giúp mình với? : Trả lời: Bài tập vê LÒ XO : Trần Anh Tuấn 01:05:28 AM Ngày 02 February, 2013 Một lò xo L có k=200N/m đc treo thăng đứng vào 1 điểm cố định. Khi đó L có chiều dài tự nhiên bằng 0,2m. Treo vào đầu kia của L một vật M có P=8N. Oài !!!! Hơi buồn ngủ nhưng cố giúp cậu nốt vậy a. Chọn gốc thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi là đầu dưới của L khi L có chiều dài tự nhiên. TÍnh thế năng toàn phần của M Các bạn giải thích rõ ràng cho mình câu b nhé, chọn gốc khác thì nó sẽ như thế nào đây, các bạn giúp mình với? Cậu tham khảo cùng hình vẽ nhoé !!!! Độ dãn của LX là : [tex]\Delta L=\frac{F_{đh}}{k}=\frac{8}{200}=0,04m[/tex] Thế năng toàn phần khi này sẽ là [tex]W=W_{đh}+W_{hd}=mg\Delta l+\frac{1}{2}k\Delta l^{2}[/tex] : Trả lời: Bài tập vê LÒ XO : Trần Anh Tuấn 01:12:49 AM Ngày 02 February, 2013 Một lò xo L có k=200N/m đc treo thăng đứng vào 1 điểm cố định. Khi đó L có chiều dài tự nhiên bằng 0,2m. Treo vào đầu kia của L một vật M có P=8N. Câu này trước khi giải mình có lưu ý sau đến cậu , b. Cho M 1 vận tốc để M CĐ thẳng đứng xuống phía dưới vị trí cân bằng 1 khoảng x'=4cm. Bây giờ chọn gốc các thế năng là vị trí cân bằng của vật. Tính thế năng toàn phần của hệ. Các bạn giải thích rõ ràng cho mình câu b nhé, chọn gốc khác thì nó sẽ như thế nào đây, các bạn giúp mình với? 1. Khi treo vật m vào đầu dưới của LX , tại VTCB , LX dãn một đoạn delta L và trọng lực của vật cân bằng với lực đàn hồi của LX , hay nói cách khác là mốc thế năng tại VTCB thì thế năng đàn hồi đã khử thế năng hấp dẫn 2. Ta coi hệ "vật-LX" tương đương với một LX khi chưa treo vật , có chiều dài tự nhiên bằng chiều dài LX khi treo vật lúc cân bằng . Nếu chọn gốc thế năng đàn hồi tại VTCB ta dùng công thức [tex]W_{đh}=\frac{1}{2}kx^{2}[/tex] nhưng x là độ biến dạng tính từ VTCB Hai gợi ý trên chắc chắn đã giúp bạn giải được câu b này và thắc mắc trên rồi đấy ! |