Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: timtoi trong 01:31:18 am Ngày 28 Tháng Mười Một, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=13002



Tiêu đề: Bài con lắc đơn cần giúp đỡ.
Gửi bởi: timtoi trong 01:31:18 am Ngày 28 Tháng Mười Một, 2012
Một con lắc đơn có chiều dài gần bằng l=25cm. Con lắc được chiếu sáng bằng các chớp sáng ngắn có chu kì 2,00s. Trong thời gian 41 phút 25 giây con lắc thực hiện được 1 dao động biểu kiến trọn vẹn. Dao đông biểu kiến cùng chiều dao động thật, g=9,81m/s .Chu kì con lắc là :
  A.1,000s.              B.1,020s.             C.0,967s.                    D.0,999s.
Nhờ thầy cô và các bạn giải giúp, cám ơn!!! =d>


Tiêu đề: Trả lời: Bài con lắc đơn cần giúp đỡ.
Gửi bởi: hồ hoàng việt trong 07:09:31 am Ngày 28 Tháng Mười Một, 2012
 
  [tex]T_1  [/tex] là chu kỳ dao động thật của con lắc,  [tex]T_2 = 2 (s)[/tex] là chu kỳ của chớp sáng  * Chiều dao động biểu kiến cùng chiều dao động thật ta có: [tex]T_1<T_2[/tex]. Chu kì biểu kiến chính là thời gian trùng phùng của hai dao động:  [tex] T_1 \Delta t = k_1 T_2 = k_2 T_1 = 41 phút 25s =2485 s[/tex]. * Chu kì gần đúng của con lắc là  [tex]1s[/tex], trong thời gian  [tex]2485s[/tex] con lắc thực hiện được [tex]k_2 [/tex] chu kì với  [tex]n$ là số tự nhiên.  Ta có :    \boxed{k_2= 1,00(s)}[/tex].    


Tiêu đề: Trả lời: Bài con lắc đơn cần giúp đỡ.
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 10:33:17 am Ngày 28 Tháng Mười Một, 2012
Một con lắc đơn có chiều dài gần bằng l=25cm. Con lắc được chiếu sáng bằng các chớp sáng ngắn có chu kì 2,00s. Trong thời gian 41 phút 25 giây con lắc thực hiện được 1 dao động biểu kiến trọn vẹn. Dao đông biểu kiến cùng chiều dao động thật, g=9,81m/s .Chu kì con lắc là :
  A.1,000s.              B.1,020s.             C.0,967s.                    D.0,999s.
Nhờ thầy cô và các bạn giải giúp, cám ơn!!! =d>
+ Bài trên cho L sợi dây làm gì thế, nếu dùng công thức chu kỳ với g=10 hay 9,8 thì sao?
+ Nếu theo kiểu đúng bản chất TN con lắc trùng phùng(chu kỳ thật rất gần với chu kỳ chớp sáng) thì số dao động giữa dao động thật và số chớp sáng hơn kém 1 ==> không có đáp án.
+ Nếu hiểu theo kiểu con lắc trùng phùng (không quan tâm đến giá trị) thì ta cũng chẳng cần đến giả thiết T=2s của chớp sáng vì có cho cũng bằng thừa khi đó chỉ còn cách thế đáp án nhé em
2485=n.T (n=1,2,..,) ==> chỉ có ĐA (A) là phù hợp