Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : kunzluvjunsu 01:38:47 PM Ngày 02 November, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=12667



: Bài tập hay về biến thiên đại lượng xoay chiều
: kunzluvjunsu 01:38:47 PM Ngày 02 November, 2012
Câu 1: Mạch xoay chiều AB, AM là cuộn day thuần cảm có L thay đổi được, MN là tụ C, NB là R mắc nối tiếp. Vôn kế có điện trở lớn mắc vào MB, Zc=3R. Uab= 100 căn 2 cos(wt - pi/2). Khi L=L1 thì Uv=U1 thì i sớm pha phi 1 so với Uab. Khi L=L2=2L1 thì Uv=0,5U1 và dòng điện trễ pha phi 2 so với Uab. Tìm phi1, phi2.

Câu 2: Mạch xoay chiều AMNB gồm 3 phần tử: R,C, cuộn dây mắc vào AM, MN, NB (chưa rõ thứ tự). Uab=8 căn 2 cos(100pi t). Biết hiệu điện thế hiệu dụng Uam=Umn=5V, Unb=4V,Umb= 3V. Hỏi C nằm trong đọa nào và tính giá trị của C?

Câu 3: Mạch xoay chiều AB, AM là C, MN là cuộn dây, ND là Ampe kế điện trở rất nhỏ, DB là R, AB là Vôn kế V điện trở rất lớn, AN là Vôn kế V1 điện trở rất lớn . Uab= 180 căn 2 cos(wt)
Khi w=w1=100pi thì Ampe kế chỉ căn 3 và i trễ pha pi/3 so với Uv
Khi w=w2=50pi căn 2 thì V1 chỉ số 0, cường độ dòng điện của ampe khác 0.
Tìm L và C.

mn giảng giúp e với ạ. e đang cần gấp, đang chuẩn bị kiểm tra chương này trên lớp nhưng e lại không hiểu lắm mấy bài tập biến thiên dạng này nên đang cần bổ túc
mong mn giúp đỡ:(


: Trả lời: Bài tập hay về biến thiên đại lượng xoay chiều
: Hà Văn Thạnh 03:26:02 PM Ngày 02 November, 2012
Câu 1: Mạch xoay chiều AB, AM là cuộn day thuần cảm có L thay đổi được, MN là tụ C, NB là R mắc nối tiếp. Vôn kế có điện trở lớn mắc vào MB, Zc=3R. Uab= 100 căn 2 cos(wt - pi/2). Khi L=L1 thì Uv=U1 thì i sớm pha phi 1 so với Uab. Khi L=L2=2L1 thì Uv=0,5U1 và dòng điện trễ pha phi 2 so với Uab. Tìm phi1, phi2.
Th1 [tex]U_{MB}=U_1[/tex] và TH2 [tex]U_{MB}=0,5U_1[/tex] mà [tex]Z_{MB}[/tex] không đổi ==> [tex]I_2=0,5I_1 ==> Z_2=2Z_1[/tex]
==> [tex]ZL1=\sqrt{5}R[/tex]
==> [tex]tan(\varphi_1)=\frac{-3R+\sqrt{5}R}{R} = -3+\sqrt{5} ==> \varphi_1=-0,652[/tex]
==> [tex]tan(\varphi_1)=\frac{-3R+2.\sqrt{5}R}{R} = -3+2\sqrt{5} ==>\varphi_2=0,974[/tex]


: Trả lời: Bài tập hay về biến thiên đại lượng xoay chiều
: Hà Văn Thạnh 03:55:43 PM Ngày 02 November, 2012
Câu 2: Mạch xoay chiều AMNB gồm 3 phần tử: R,C, cuộn dây mắc vào AM, MN, NB (chưa rõ thứ tự). Uab=8 căn 2 cos(100pi t). Biết hiệu điện thế hiệu dụng Uam=Umn=5V, Unb=4V,Umb= 3V. Hỏi C nằm trong đọa nào và tính giá trị của C?
Nhận xét
+ [tex]UMN^2=UNB^2+UMB^2[/tex] ==> MN,NB không thể nào chứa R vì nếu có chứa R thì chắc chắn UMB>UMN và UNB
==> AM chứa R, mặt khác UAB=UAM+UMB ==> đoạn MB có u trùng i hay UL=UC ==> cuộn dây có r và Ud>UC
==> MN chứa cuộn dây có điện trở r và NB chứa tụ C ==> UC=4, UR=5, UL=4,Ur=3