Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 11 => : halinhphan 12:26:23 PM Ngày 25 October, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=12540



: bài tập về cảm ứng từ
: halinhphan 12:26:23 PM Ngày 25 October, 2012
nhờ thầy cô và các bạn giải giúp
1. Hai dòng điện dài vô hạn I1 = 10A, I2= 20A vuông góc với nhau trong không khí. Khoảng cách ngắn nhất giữa chúng là 4cm. Tính cảm ứng từ điểm cách mỗi dòng điện 2cm
2. Cho em hỏi cảm ứng từ bên trong lòng ống dây với cảm ứng từ tại một điểm trên trục ống dây có gì khác nhau không ạ? 


: Trả lời: bài tập về cảm ứng từ
: Hà Văn Thạnh 02:49:54 PM Ngày 25 October, 2012
nhờ thầy cô và các bạn giải giúp
1. Hai dòng điện dài vô hạn I1 = 10A, I2= 20A vuông góc với nhau trong không khí. Khoảng cách ngắn nhất giữa chúng là 4cm. Tính cảm ứng từ điểm cách mỗi dòng điện 2cm
2. Cho em hỏi cảm ứng từ bên trong lòng ống dây với cảm ứng từ tại một điểm trên trục ống dây có gì khác nhau không ạ? 
1/ bài 1 em vẽ hình và chịu khó hình dung nhé.
[tex]B1=2.10^{-7}.\frac{I_1}{r}[/tex] (r=2cm)
[tex]B2=2.10^{-7}.\frac{I_2}{r}[/tex] (r=2cm)
2 vecto B1 và B2 vuông góc với nhau
==> [tex]B=\sqrt{B_1^2+B_2^2}[/tex]
2/ Từ trường trong ống dây là từ trường đều ==> các vecto cảm ứng từ trong ống kể cả trên trục ống đều bằng nhau


: Trả lời: bài tập về cảm ứng từ
: Phạm Đoàn 07:00:20 PM Ngày 25 October, 2012
Chào Thầy Hà Văn Thạch! theo Đoàn Phạm nghĩ thì trong ý thứ 2 của bài này để có thể coi từ trường trong lòng ống dây là từ trường đều thì ta phải thêm điều kiện là chiều dài ống dây rất lớn so với bán kính ống dây đồng thời ta cũng bỏ qua tính chất biên (2 đầu ống) của đường cảm ứng từ.

Sở dĩ đưa ra điều kiện này là do ta biết các đường cảm ứng từ là các đường cong khép kín. tất cả các đường cảm ứng từ trừ nằm trong lòng ống dây trừ trục của ống thì đều là các đường cong. do đó vecto cảm ứng từ tại các điểm trên trục ống dây sẽ khác vecto cảm ứng từ tại các điểm khác trong lòng ống dây.
Tuy nhiên nếu chiếu dài ống dây là rất lớn thì độ cong của các đường cảm ứng từ trong lòng ống dây sẽ rất nhỏ và ta có thể coi chúng là các đường thẳng song song và song song với trục ống dây. lúc này ta có từ trường đều.


: Trả lời: bài tập về cảm ứng từ
: Hà Văn Thạnh 11:16:18 PM Ngày 25 October, 2012
Chào Thầy Hà Văn Thạch! theo Đoàn Phạm nghĩ thì trong ý thứ 2 của bài này để có thể coi từ trường trong lòng ống dây là từ trường đều thì ta phải thêm điều kiện là chiều dài ống dây rất lớn so với bán kính ống dây đồng thời ta cũng bỏ qua tính chất biên (2 đầu ống) của đường cảm ứng từ.

Sở dĩ đưa ra điều kiện này là do ta biết các đường cảm ứng từ là các đường cong khép kín. tất cả các đường cảm ứng từ trừ nằm trong lòng ống dây trừ trục của ống thì đều là các đường cong. do đó vecto cảm ứng từ tại các điểm trên trục ống dây sẽ khác vecto cảm ứng từ tại các điểm khác trong lòng ống dây.
Tuy nhiên nếu chiếu dài ống dây là rất lớn thì độ cong của các đường cảm ứng từ trong lòng ống dây sẽ rất nhỏ và ta có thể coi chúng là các đường thẳng song song và song song với trục ống dây. lúc này ta có từ trường đều.
Đúng rồi, và trong CT lớp 11 ta chỉ khảo sát ống dây dài và đặc điểm từ trường đều trong ống dây đó.