Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ CHUYÊN NGÀNH => VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG => : mark_bk99 10:02:03 PM Ngày 22 October, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=12503



: Ba bài lý nhờ thầy giúp đỡ
: mark_bk99 10:02:03 PM Ngày 22 October, 2012
Câu1. Từ một vị trí O cách mặt đất một khoảng h,người ta ném một vật với vận tốc ban đầu vo nằm ngang, có độ lớn 3m/s thì sau 6s sau đó vật chạm đất. Nếu ném vật từ O với vận tốc đầu vo' cũng theo phương ngang có độ lớn 9m/s thì thời gian kể từ khi vật được ném tới khi chạm đất là:
A.2s                B.4s                     C.6s                        D.8s

Câu2.Một chất điểm có khối lượng m-100g đang chuyển động với vận tốc V1 có độ lớn là 2m/s  thì chịu tác động của lực F cùng phương, cùng chiều với vận tốc V1 và dộ lớn F=20N, trong thời gian t=1/100s. Chất điểm sẽ đạt vận tốc:
A.2,2m/s            B.4m/s                      C.4,4m/s                              D.6,6m/s

Câu3. Một khối gỗ có khối lượng m=1 kg trượt lên trên theo mặt phẳng nghiêng  từ điểm A với vận tốc đầu vo=3m/s. Góc giữa mặt phẳng nghiêng và mặt phẳng nằm ngang là 30*. Hệ số ma sát giữa khối gỗ và mặt phẳng nghiêng là k=0,2. Khoảng thời gian để khối gỗ đi lên đến độ cao cực đại là: A. 0,65s           B. 0,45s               C. 1,1s                        D.0,2s


: Trả lời: Ba bài lý nhờ thầy giúp đỡ
: Hà Văn Thạnh 10:40:51 PM Ngày 22 October, 2012
Câu1. Từ một vị trí O cách mặt đất một khoảng h,người ta ném một vật với vận tốc ban đầu vo nằm ngang, có độ lớn 3m/s thì sau 6s sau đó vật chạm đất. Nếu ném vật từ O với vận tốc đầu vo' cũng theo phương ngang có độ lớn 9m/s thì thời gian kể từ khi vật được ném tới khi chạm đất là:
A.2s                B.4s                     C.6s                        D.8s
2 vật trên có cùng độ cao ==> sẽ có cùng TG rơi ([tex]t=\sqrt{\frac{2h}{g}}[/tex])==> t=6s
Câu2.Một chất điểm có khối lượng m-100g đang chuyển động với vận tốc V1 có độ lớn là 2m/s  thì chịu tác động của lực F cùng phương, cùng chiều với vận tốc V1 và dộ lớn F=20N, trong thời gian t=1/100s. Chất điểm sẽ đạt vận tốc:
A.2,2m/s            B.4m/s                      C.4,4m/s                              D.6,6m/s
Dùng công thức xung lực :[tex] vecto F.\Delta t = vecto P2- vecto P1[/tex]
==> [tex]F.\Delta t=m(v2-v1)[/tex]
==> v2=4m/s
Câu3. Một khối gỗ có khối lượng m=1 kg trượt lên trên theo mặt phẳng nghiêng  từ điểm A với vận tốc đầu vo=3m/s. Góc giữa mặt phẳng nghiêng và mặt phẳng nằm ngang là 30*. Hệ số ma sát giữa khối gỗ và mặt phẳng nghiêng là k=0,2. Khoảng thời gian để khối gỗ đi lên đến độ cao cực đại là: A. 0,65s           B. 0,45s               C. 1,1s                        D.0,2s
Phương trình II niton
[tex]-Fms-Psin(\alpha)=m.a[/tex]
==> [tex]\mu.m.g.cos(\alpha)-mgsin(\alpha)=m.a ==> a=-6,7m/s^2[/tex]
Khi lên cao nhất v=0
==> [tex]v=vo+a.t  ==> 0=3+a.t ==> t=0,45s[/tex]


: Trả lời: Ba bài lý nhờ thầy giúp đỡ
: mark_bk99 07:51:43 PM Ngày 23 October, 2012
4.Một hình trụ đặc khối lượng M1=4kg, bán kính R quay quanh một trục [tex]\Delta[/tex] nằm ngang của hình trụ. Một sợi dây rất nhẹ quấn trên hình trụ, đầu dây kia mang khối lượng M2=2kg. Hệ thống được buông không vận tốc đầu.  Gia tốc chuyển động của hệ bằng. Lấy gia tốc bằng 10m/s2.
A.0,5                          B.5                  C.1                               D.1,5

5.Ba chất điểm có khối lượng là 1; 2 và 3 kg được đặt tại 3 đỉnh của một tam giá đều có cạnh dài 1m. Tính momen quán tính của hệ thống ba chất điểm đối với trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa tam giác và đi qua trọng tâm của tam giác.
A.1                B.2                   C.4                         D.3

6.Cho chất điểm chuyển động trong mặt phẳng Oxy với vận tốc được xác định bởi v=xi+3yi. Chọn thời điểm bắt đầu t=0, chất điểm ở vị trí x=y=0. Gia tốc của chất điểm tại thời điểm bắt đầu là:
A.0               B.1                 C.81                             D.82


: Trả lời: Ba bài lý nhờ thầy giúp đỡ
: Phạm Đoàn 10:15:28 PM Ngày 23 October, 2012
Bài 6: Cho chất điểm chuyển động trong mặt phẳng Oxy với vận tốc được xác định bởi v=xi+3yi. Chọn thời điểm bắt đầu t=0, chất điểm ở vị trí x=y=0. Gia tốc của chất điểm tại thời điểm bắt đầu là:
A.0               B.1                 C.81                             D.82

Bài làm:
theo đề bài vận tốc của chất điểm được xác định bởi v=xi+3yj
ta suy ra vận tốc của vật theo phương Ox và Ox là: [tex]v_{x}=x; v_{y}=y[/tex]
mặt khác: [tex]v_{x}=\frac{\partial x}{\partial t}; v_{y}=\frac{\partial y}{\partial t}[/tex]
Như vậy theo phương Ox ta có: [tex]\frac{\partial x}{\partial t}=x \rightarrow \frac{dx}{x}=dt \rightarrow x=e^{t}+c[/tex]
vì tại thời điểm ban đầu (t=0) thì x=0 do đó c=-1 [tex]\rightarrow x=e^{t}-1[/tex]
Theo phưowng Oy: [tex]\frac{\partial y}{\partial t}=3y \rightarrow \frac{dy}{y}=3dt \rightarrow y=e^{3t}+c'[/tex]
tại thời điểm t=0 thì y=0 do đó c'=-1 [tex]\rightarrow y=e^{3t}-1[/tex]
Ta có biểu thức gia tốc của vật theo phương Ox và Oy là: [tex]a_{x}=x''=e^{t}; a_{y}=9e^{3t}[/tex]
tại thời điểm ban đầu t=0 => [tex]a_{x}=1 ; a_{y}=9[/tex]
==> gia tốc toàn phần của vật tại t=0 là: [tex]a^{2}=a_{x}^{2}+a_{y}^{2}=82\rightarrow a=\sqrt{82}[/tex]

PS: mark_bk99 em xem lại đáp án và xem lại biểu thức của v xem có phải nhầm giữa i và j không nhé.




: Trả lời: Ba bài lý nhờ thầy giúp đỡ
: Phạm Đoàn 10:19:11 PM Ngày 23 October, 2012
Bài 4+5: em có thể tham khảo mấy bài tập ví dụ trong SGK lớp 12 chương trình nâng cao chương I


: Trả lời: Ba bài lý nhờ thầy giúp đỡ
: mark_bk99 10:25:57 PM Ngày 23 October, 2012
Cám ơn thầy nhiều, có nhiêu đó thôi, vòng luẩn quẩn ct mà em vẫn chưa áp dụng đc vào  %-) . Bài 1,2(chương chất điểm và vật rắn) năm lớp 12 ko có học thầy ơi :D

À sẵn tay thầy phân tích bài này em với:DMột vật khối lượng m = 2.2 kg, đang nằm yên trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là k = 0.1. Cho g = 10 m/s2. Tác dụng lên vật một lực ngang F1 = 3N và lực thẳng đứng F2 = 2N hướng lên trên. Lực ma sát tác dụng lên vật là:
A. Fms = 1 N    B. Fms = 2 N    C. Fms = 0.2 N    D. Fms = 4 N
 


: Trả lời: Ba bài lý nhờ thầy giúp đỡ
: Hà Văn Thạnh 11:02:22 PM Ngày 23 October, 2012
4.Một hình trụ đặc khối lượng M1=4kg, bán kính R quay quanh một trục [tex]\Delta[/tex] nằm ngang của hình trụ. Một sợi dây rất nhẹ quấn trên hình trụ, đầu dây kia mang khối lượng M2=2kg. Hệ thống được buông không vận tốc đầu.  Gia tốc chuyển động của hệ bằng. Lấy gia tốc bằng 10m/s2.
A.0,5                          B.5                  C.1                               D.1,5
Phương trình vật:
P-T=M2.a
Phương trình vật rắn
[tex]T.R=I.\gamma ==> T=\frac{I.\gamma}{R}[/tex]
và [tex]a=\gamma.R ==> \gamma=\frac{a}{R}[/tex]
==> [tex]P-\frac{I.\gamma}{R}=M2.a[/tex] ==> a.


: Trả lời: Ba bài lý nhờ thầy giúp đỡ
: Hà Văn Thạnh 11:06:57 PM Ngày 23 October, 2012
5.Ba chất điểm có khối lượng là 1; 2 và 3 kg được đặt tại 3 đỉnh của một tam giá đều có cạnh dài 1m. Tính momen quán tính của hệ thống ba chất điểm đối với trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa tam giác và đi qua trọng tâm của tam giác.
A.1                B.2                   C.4                         D.3
[tex]I = I_1+I_2+I_3=(m_1+m_2+m_3).r^2=2[/tex]
(r khoảng cách từ trọng tâm đến đỉnh tam giác)


: Trả lời: Ba bài lý nhờ thầy giúp đỡ
: Hà Văn Thạnh 11:10:46 PM Ngày 23 October, 2012
À sẵn tay thầy phân tích bài này em với:DMột vật khối lượng m = 2.2 kg, đang nằm yên trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là k = 0.1. Cho g = 10 m/s2. Tác dụng lên vật một lực ngang F1 = 3N và lực thẳng đứng F2 = 2N hướng lên trên. Lực ma sát tác dụng lên vật là:
A. Fms = 1 N    B. Fms = 2 N    C. Fms = 0.2 N    D. Fms = 4 N
Vật chịu F1,F2,P,N,Fms
Phương trình II niuton chiếu lên phương thẳng đứng
N-P+F2=0 ==> N=mg-F2
==> [tex]Fms=\mu.N=\mu.(mg-F2)=2N[/tex]


: Trả lời: Ba bài lý nhờ thầy giúp đỡ
: Điền Quang 12:32:18 PM Ngày 24 October, 2012
Mod mà vi phạm quy định đăng bài thì xử sao hả Mark?


: Trả lời: Ba bài lý nhờ thầy giúp đỡ
: mark_bk99 07:45:03 PM Ngày 24 October, 2012
À sẵn tay thầy phân tích bài này em với:DMột vật khối lượng m = 2.2 kg, đang nằm yên trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là k = 0.1. Cho g = 10 m/s2. Tác dụng lên vật một lực ngang F1 = 3N và lực thẳng đứng F2 = 2N hướng lên trên. Lực ma sát tác dụng lên vật là:
A. Fms = 1 N    B. Fms = 2 N    C. Fms = 0.2 N    D. Fms = 4 N
Vật chịu F1,F2,P,N,Fms
Phương trình II niuton chiếu lên phương thẳng đứng
N-P+F2=0 ==> N=mg-F2
==> [tex]Fms=\mu.N=\mu.(mg-F2)=2N[/tex]
oài em cũng làm ra 2N thế mà đa là !N vác lên hỏi ;))

to Điền Quang: Xin lỗi thầy, vội quá quên mất :D thầy xí cho em nhé  :P