Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : tanbaobu 11:04:51 PM Ngày 19 October, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=12476



: Động học vật rắn
: tanbaobu 11:04:51 PM Ngày 19 October, 2012
Cho hỏi bt hệ chất điểm vật rắn (ko hiểu chương này)

1/đầu 1 sợi chỉ nằm thẳng đứng đc gắn chặt với điểm O, còn đầu kia quán vào 1 hình trụ đặc khối lượng m, bán kính R sao cho khi trụ chuyển động thì lực của nó luôn luôn nằm ngang. Xd gia tốc khối tâm của hình trụ và sức căng của sợi chỉ, biết rằng sợi chỉ ko co giản, ko khối lượng.

2/Người ta quấn 1 sợi chỉ ko co giãn và ko khối lượng vào 1 hình trụ đặc đồng nhất khối lượng m bán kính R.hình trụ có thể lăn ko trượt trên 1 mặt phẳng nằm ngang. ở đầu sợi chỉ, người ta đặt 1 lực F ko đổi theo phương ngang. XD gia khối tâm hình trụ.
tks mọi người trc nha :)


: Trả lời: Động học vật rắn
: Hà Văn Thạnh 09:50:52 AM Ngày 20 October, 2012
Cho hỏi bt hệ chất điểm vật rắn (ko hiểu chương này)

1/đầu 1 sợi chỉ nằm thẳng đứng đc gắn chặt với điểm O, còn đầu kia quán vào 1 hình trụ đặc khối lượng m, bán kính R sao cho khi trụ chuyển động thì lực của nó luôn luôn nằm ngang. Xd gia tốc khối tâm của hình trụ và sức căng của sợi chỉ, biết rằng sợi chỉ ko co giản, ko khối lượng.
Phương trình chuyển động khối tâm ống chỉ.
[tex]P-T=m.a[/tex]
Phương trình động lực học vật rắn quay
[tex]T.R=I.\gamma[/tex]
mà [tex]a=R.\gamma[/tex]
==> [tex]T=I.\frac{a}{R^2}[/tex]
==> [tex]P-I.\frac{a}{R^2}=m.a[/tex]
em thế công thức moment quán tính I của hình trụ vào là ra.


: Trả lời: Động học vật rắn
: Hà Văn Thạnh 10:01:36 AM Ngày 20 October, 2012
2/Người ta quấn 1 sợi chỉ ko co giãn và ko khối lượng vào 1 hình trụ đặc đồng nhất khối lượng m bán kính R.hình trụ có thể lăn ko trượt trên 1 mặt phẳng nằm ngang. ở đầu sợi chỉ, người ta đặt 1 lực F ko đổi theo phương ngang. XD gia khối tâm hình trụ.
tks mọi người trc nha :)
bài này tương tự bài trên thay T bằng F
Nhận xét : Tâm quay tại vị trí TX giữa chỉ và vật ==> điểm TX với măt sàn có xu hướng trượt về phía sau ==> để vật không trượt ==> Fms tại vị trí tx phải có hướng cùng chuyển động
[tex]F + Fms=m.a[/tex]
Mặt khác
[tex](F-Fms).R=I\gamma ==> F-Fms=I.\frac{\gamma}{R}[/tex]
Do lăn không trượt ==> [tex]a=R.\gamma[/tex]
[tex]2F=a(m+\frac{I}{R^2})[/tex]
em thế I của hình trụ vào là ra nhé.