Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 11 => : Alexman113 10:48:39 PM Ngày 26 September, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=12120



: Bài tập dòng điện không đổi
: Alexman113 10:48:39 PM Ngày 26 September, 2012
Bài 1. Cho đoạn mạch như hình vẽ: [tex]R_1=R_2=R_3=R_6=6\Omega;\,R_4=1\Omega;\,R_5=2\Omega;\,R_7=4\Omega[/tex]. Tính [tex]R_b[/tex]?

(http://nr7.upanh.com/b3.s32.d2/c26b334835cbbd9ddbebf16c3a7cff9e_49503967.capture.png)

Bài 2. Cho mạch điện như hình vẽ. Khi đặt vào [tex]AB[/tex] một hiệu điện thế [tex]50V[/tex] thì [tex]U_{CD}=20V[/tex] và dòng điện chạy qua [tex]R_2=0,5A[/tex]. Nếu đặt vào [tex]CD[/tex] một hiệu điện thế [tex]30V[/tex] thì [tex]U_{AB}=7,5V[/tex]. Tính [tex]R_1,\,R_2,\,R_3.[/tex]

(http://nr2.upanh.com/b5.s30.d1/731dc1fbf8a259ec3b73fe9b25b2cc16_49503992.capture1.png)

Thầy, cô giúp em với ạ, em xin cảm ơn. Mong thầy chỉ rõ giúp em chiều dòng điện và cách mắc giữa các điện trở trong từng bài ạ.  :D  :P  ;;)  *-:)


: Trả lời: [DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI - NGUỒN ĐIỆN]Các bài tập liên quan.
: Xuân Yumi 11:09:31 PM Ngày 26 September, 2012
Bài 1:
{(R1//R2//R3)nt[(R4 //R5) nt R6]}//R7


: Trả lời: [DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI - NGUỒN ĐIỆN]Các bài tập liên quan.
: Hà Văn Thạnh 11:17:39 PM Ngày 26 September, 2012
Bài 1. Cho đoạn mạch như hình vẽ: [tex]R_1=R_2=R_3=R_6=6\Omega;\,R_4=1\Omega;\,R_5=2\Omega;\,R_7=4\Omega[/tex]. Tính [tex]R_b[/tex]?
(http://nr7.upanh.com/b3.s32.d2/c26b334835cbbd9ddbebf16c3a7cff9e_49503967.capture.png)
mạch vẽ lại: Các điểm nối 1 sợi dây cho trùng với nhau


: Trả lời: [DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI - NGUỒN ĐIỆN]Các bài tập liên quan.
: Phạm Đoàn 11:19:10 PM Ngày 26 September, 2012
bài 2:
TH1: nếu mắc A,B với nguồn thì mạch điện gồm R1//(R2 nt R3).
ta có : UAB=I1.R1=I2.R2+I2.R3
trong đó I2=0,5A va UCD=I2.R3=20V
==>R3=40Ω.
có I2.R2=UAB-UCD =>0,5.R2=30 =>R2=60Ω
TH2: nối C,D với nguồn khi đó mạch điện gồm R3//(R1 nt R2).
ta có: UCD=I1.R1+ I1.R2
với: I1.R1=UAB=7,5V ; UCD=30V và R2=60Ω
suy ra: 30=7,5+I1.60 =>I1=0,375A =>R1=UAB/I1=20Ω
vậy: R1=20Ω; R2=60Ω; R3=40Ω


: Trả lời: [DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI - NGUỒN ĐIỆN]Các bài tập liên quan.
: Xuân Yumi 11:21:00 PM Ngày 26 September, 2012
Bài 2.
UAC= UAB-UCD=30V
[tex]R_2 = \frac{U_{AC}}{I} = 60[/tex]
   [tex]R_3 = \frac{U_{CD}}{I} =40[/tex]


Khi UCD = 30
=> UAB= 22,5V
[tex]\frac{R_2}{R_1} = \frac{U_{AC}}{U_{AB}} \Rightarrow R_1[/tex]


: Trả lời: Bài tập dòng điện không đổi
: Alexman113 10:15:03 PM Ngày 29 September, 2012
Bài 3. Hai điện trở [tex]R_1,\,R_2[/tex] mắc nối tiếp vào hiện điện thế [tex]U=U_{AB}=180\,V[/tex]. Dùng vôn kế lần lượt đo hiệu điện thế hai đầu [tex]R_1[/tex] và hai đầu [tex]R_2[/tex] thì số chỉ tương ứng là [tex]60\,V[/tex] và [tex]100\,V[/tex]. Tính hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở khi chưa đo.

(http://nr7.upanh.com/b2.s32.d1/925f1e0f658bc6ecfd4aec1403b5fb7a_49595587.capture.png)

Bài 4. Hai điện trở [tex]R_1,\,R_2[/tex] mắc song song, đặt vào hiệu điện thế [tex]U=U_{AB}=10\,V[/tex]. Dùng Ampe kế có điện trở [tex]R_a=1\,\Omega[/tex] lần lượt đo dòng điện qua [tex]R_1[/tex] và [tex]R_2[/tex] thì số chỉ tương ứng là [tex]1A[/tex] và [tex]2A[/tex]. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở khi chưa đo.

(http://nr6.upanh.com/b4.s31.d2/a95a23649e08ef277c8b94a67b507bae_49595646.capture1.png)

Mong các thầy giúp em, em cảm ơn ạ.  ~O)  [-O<


: Trả lời: Bài tập dòng điện không đổi
: LTV 10 L&D 12:10:35 AM Ngày 30 September, 2012
Bài 3. Hai điện trở [tex]R_1,\,R_2[/tex] mắc nối tiếp vào hiện điện thế [tex]U=U_{AB}=180\,V[/tex]. Dùng vôn kế lần lượt đo hiệu điện thế hai đầu [tex]R_1[/tex] và hai đầu [tex]R_2[/tex] thì số chỉ tương ứng là [tex]60\,V[/tex] và [tex]100\,V[/tex]. Tính hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở khi chưa đo.

(http://nr7.upanh.com/b2.s32.d1/925f1e0f658bc6ecfd4aec1403b5fb7a_49595587.capture.png)

Theo anh thì làm như sau
Gọi Rv là điện trở của vôn kế
Th1
[tex]\frac{60}{Rv}+ \frac{60}{R1}=\frac{120}{R2}[/tex]
Th2
[tex]\frac{100}{Rv}+ \frac{100}{R2}=\frac{80}{R1}[/tex]
 Từ 2 pt kia rút [tex]Rv=\frac{2.R1.R2}{7R2-11R1}[/tex]   ( 3)
thế (3 ) vào (1 ) hoặc ( 2)
thu được R2=[tex]\frac{5}{3}[/tex].R1

Do mạch điện mắc nối tiếp => [tex][tex]\frac{U1}{R1}=\frac{U2}{R2}[/tex]
 và U1 + U2 =180 => U1=67,5 V
U2=112,5V



: Trả lời: Bài tập dòng điện không đổi
: LTV 10 L&D 12:20:09 AM Ngày 30 September, 2012


Bài 4. Hai điện trở [tex]R_1,\,R_2[/tex] mắc song song, đặt vào hiệu điện thế [tex]U=U_{AB}=10\,V[/tex]. Dùng Ampe kế có điện trở [tex]R_a=1\,\Omega[/tex] lần lượt đo dòng điện qua [tex]R_1[/tex] và [tex]R_2[/tex] thì số chỉ tương ứng là [tex]1A[/tex] và [tex]2A[/tex]. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở khi chưa đo.

(http://nr6.upanh.com/b4.s31.d2/a95a23649e08ef277c8b94a67b507bae_49595646.capture1.png)

I1.( R1+1)=10 => R1=9 => I1'=10/9
I2.(R2 +1 )=10 => R2=4 => I2'=2,5


: Trả lời: Bài tập dòng điện không đổi
: Alexman113 05:27:49 PM Ngày 30 September, 2012
Các Thầy xem giải thích rõ cụ thể tường tận giúp em bài 4 bới ạ, chứ cách làm của Thành viên ltv10ly em không hiểu ạ.


: Trả lời: Bài tập dòng điện không đổi
: Hà Văn Thạnh 06:42:08 PM Ngày 30 September, 2012
I1.( R1+1)=10 => R1=9 => I1'=10/9
I2.(R2 +1 )=10 => R2=4 => I2'=2,5
Bạn làm đúng rồi đó, thầy nói rõ hơn thôi nhé
Đo dòng điện qua R phải mắc ampe kế nối tiếp vào R

Th1: mắc R0 vào R1 , có I1=1A ==> R0+R1=U/I1=10 ==> R1=9
Th2: mắc R0 vào R2 , có I2=2A ==> R0+R2=U/I2=5 ==> R1=4
Chưa mắc R0 thì mạch chỉ có R1//R2 ==> I1=U/R1=10/9 và I2=U/R2=10/4


: Trả lời: Bài tập dòng điện không đổi
: Điền Quang 11:12:16 PM Ngày 30 September, 2012


Bài 4. Hai điện trở [tex]R_1,\,R_2[/tex] mắc song song, đặt vào hiệu điện thế [tex]U=U_{AB}=10\,V[/tex]. Dùng Ampe kế có điện trở [tex]R_a=1\,\Omega[/tex] lần lượt đo dòng điện qua [tex]R_1[/tex] và [tex]R_2[/tex] thì số chỉ tương ứng là [tex]1A[/tex] và [tex]2A[/tex]. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở khi chưa đo.

(http://nr6.upanh.com/b4.s31.d2/a95a23649e08ef277c8b94a67b507bae_49595646.capture1.png)



I1.( R1+1)=10 => R1=9 => I1'=10/9
I2.(R2 +1 )=10 => R2=4 => I2'=2,5

Hướng dẫn lại cho em: gọi [tex]R_{A}[/tex] là điện trở Ampère kế.

 ~O) TH1: Khi dùng Ampère kế đo dòng điện qua [tex]R_{1}[/tex] thì mạch điện trở thành: [tex]\left( R_{A} nt R_{1} \right) \: // \:R_{2}[/tex]

Cường độ dòng điện qua Ampère kế: [tex]I_{R_{1}}= \frac{U_{AB}}{R_{A}+R_{1}} = 1 (A)[/tex]

~O) TH2: Khi dùng Ampère kế đo dòng điện qua [tex]R_{2}[/tex] thì mạch điện trở thành: [tex]R_{2} \: // \:\left( R_{A} nt R_{2} \right) [/tex]

Cường độ dòng điện qua Ampère kế: [tex]I_{R_{2}}= \frac{U_{AB}}{R_{A}+R_{2}} = 2 (A)[/tex]

Ta có hiệu điện thế, và cường độ dòng điện nên áp dụng ĐL Ohm như bạn để giải.

Bây giờ còn vấn đề chỗ nào không? Có thì cứ nêu lên.