Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ CHUYÊN NGÀNH => VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG => : letfly 01:38:23 PM Ngày 26 September, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=12111



: Bài tập Động lực học
: letfly 01:38:23 PM Ngày 26 September, 2012
Giúp em nhé : 2 câu này


: Trả lời: Bài tập Động lực học
: Hà Văn Thạnh 03:09:57 PM Ngày 26 September, 2012
Giúp em nhé : 2 câu này
Lần sau em làm ơn đánh đề lên nhé, chứ em đưa cái hình lên thì người giải đâu theo dõi được NDung liên tiếp mà giải.
Bài 1:
Phương trình II chiếu lên phương hướng tâm
[tex]Pcos(\alpha)-N=m.\frac{v^2}{R} ==> N=Pcos(\alpha)-m.\frac{v^2}{R}[/tex]
==> [tex]Fms=k.N=k(Pcos(\alpha)-m.\frac{v^2}{R})=k(mg.cos(\alpha)-m.\frac{v^2}{R})[/tex]
Bài 2:
ĐK đi hết vòng tròn là vận tốc ở điểm cao nhất tối thiểu phải bằng [tex]v=\sqrt{g.R}[/tex]
Chọn mốc thế năng VT thấp nhất ==> ĐLBTNL từ  đỉnh MP nghiên đến Điểm cao nhất trên vòng tròn.
[tex]m.g.h=mg(2R)+1/2mv^2=mg.2R+1/2m.gR[/tex]
==> [tex]h=5R/2=2,5R[/tex]


: Trả lời: Bài tập Động lực học
: letfly 07:18:32 PM Ngày 26 September, 2012
Dạ, hihi, em sẽ rút kinh nghiệm, em cám ơn thầy ạ. Học đại cương sao khó thế thầy ơi, thầy có tài liệu nào dễ hiểu chút cho em tham khảo không thầy ? chứ sách của trường bách khó hiểu quá,hihi. sẵn cho em hỏi thêm 2 câu này nữa nha thầy
3. Một vật khối lượng m trượt với hệ số ma sát là k trên 1 máng tròn thẳng đứng trong trọng trường bán kính R. Vận tốc của vật ở vị trí thấp nhất là v. Độ lớn lực ma sát ở vị trí thấp nhất có giá trị :
a. km(g-v2/R)
b.km(g+v2/R
c.kmg
d.kvm/R2

4.Cho một hệ gồm một vật trượt không ma sát trên mặt nêm nghiêng 1 góc [tex]\alpha[/tex]
 so với phương ngang. Nêm di chuyển nhanh dần đều theo hướng như hình vẽ với gia tốc A. Để vật không rời khỏi mặt nêm độ lớn A phải thỏa điều kiện:
a.A<g.tan[tex]\alpha[/tex]
b.A<g.cotan[tex]\alpha[/tex]
c.A<g.sin[tex]\alpha[/tex]
d.A<g.cos[tex]\alpha[/tex]


: Trả lời: Bài tập Động lực học
: mark_bk99 09:46:46 PM Ngày 26 September, 2012
BK TPHCM à , khoai nhỉ mềnh cũng dính chưởng Lý 1 lun  8-x , nghe mí Ac năm trên nói là Lý 1 rớt nhiều lắm  :-t

Giống bài trên E-learning thía :D


: Trả lời: Bài tập Động lực học
: mark_bk99 09:56:11 PM Ngày 26 September, 2012

3. Một vật khối lượng m trượt với hệ số ma sát là k trên 1 máng tròn thẳng đứng trong trọng trường bán kính R. Vận tốc của vật ở vị trí thấp nhất là v. Độ lớn lực ma sát ở vị trí thấp nhất có giá trị :
a. km(g-v2/R)
b.km(g+v2/R
c.kmg
d.kvm/R2


Ta có hệ: [tex]m\vec{g}+\vec{N}+\vec{F}ms=m\vec{a}[/tex]

Chiếu theo phương pháp tuyến ta được: N-mg=m[tex]\frac{v^{2}}{R}[/tex] ==>N=[tex]m(g+\frac{v^{2}}{R})[/tex]

===>Fms=K.N=K([tex]m(g+\frac{v^{2}}{R})[/tex]





: Trả lời: Bài tập Động lực học
: mark_bk99 10:15:20 PM Ngày 26 September, 2012
Bài 2: Giải theo cách này coi được không nhỉ ???

Áp dụng đl 2 Newton chiếu trên phương pháp tuyến ta có : mg+N =m[tex]\frac{v^{2}}{R}[/tex]

Để vật không bị văng ra khỏi máng thì N[tex]\geq 0[/tex] ===>[tex]v^{2}\geq g.R[/tex]


Dùng đl động năng giữa vị trí đang xét  và vị trí ban đầu [tex]\frac{mv^{2}}{2}[/tex]=mgh-mg2R

==>[tex]v^{2}\geq 2g(h-2R)--->[/tex][tex]h\geq \frac{5R}{2}[/tex]

Vậy hmin=2,5R





: Trả lời: Bài tập Động lực học
: letfly 10:29:04 PM Ngày 26 September, 2012
uhm. trên e-learning đấy, bí quá phải hỏi thôi, cái cảnh này thật là thảm. còn cau 4 bạn biết làm ko? mình thấy bạn lão lãng luôn mà lo gì nhỉ? hehe


: Trả lời: Bài tập Động lực học
: Hà Văn Thạnh 10:43:24 PM Ngày 26 September, 2012
Dạ, hihi, em sẽ rút kinh nghiệm, em cám ơn thầy ạ. Học đại cương sao khó thế thầy ơi, thầy có tài liệu nào dễ hiểu chút cho em tham khảo không thầy ? chứ sách của trường bách khó hiểu quá,hihi. sẵn cho em hỏi thêm 2 câu này nữa nha thầy
3. Một vật khối lượng m trượt với hệ số ma sát là k trên 1 máng tròn thẳng đứng trong trọng trường bán kính R. Vận tốc của vật ở vị trí thấp nhất là v. Độ lớn lực ma sát ở vị trí thấp nhất có giá trị :
a. km(g-v2/R)
b.km(g+v2/R
c.kmg
d.kvm/R2
4.Cho một hệ gồm một vật trượt không ma sát trên mặt nêm nghiêng 1 góc [tex]\alpha[/tex]
 so với phương ngang. Nêm di chuyển nhanh dần đều theo hướng như hình vẽ với gia tốc A. Để vật không rời khỏi mặt nêm độ lớn A phải thỏa điều kiện:
a.A<g.tan[tex]\alpha[/tex]
b.A<g.cotan[tex]\alpha[/tex]
c.A<g.sin[tex]\alpha[/tex]
d.A<g.cos[tex]\alpha[/tex]
Theo thầy em nên coi lại một số bài toán L10, tìm đọc một số SBT dành cho lớp chọn.
Câu 1: Phương trình II niuton ở VTCB
[tex]N-P=m.v^2/R ==> N=mg+mv^2/R[/tex]
[tex]==> Fms=k.N=k(mg+mv^2/R)[/tex]
Câu 2:
Chọn hệ quy chiếu gắn vào nêm
Vật chịu 3 lực P,Fqt,N
Phương trình II niuton chiếu phương vuông góc MP nghiêng
[tex]Pcos(\alpha)=m.a.sin(\alpha) + N[/tex]
Để không rời MP nghiêng
==> [tex]mgcos(\alpha)-m.asin(\alpha)>0[/tex]
==> [tex]a < g.\frac{cos(\alpha)}{sin(\alpha)}[/tex]
==> [tex]a< g.cotan(\alpha)[/tex]


: Trả lời: Bài tập Động lực học
: mark_bk99 11:31:16 PM Ngày 26 September, 2012
uhm. trên e-learning đấy, bí quá phải hỏi thôi, cái cảnh này thật là thảm. còn cau 4 bạn biết làm ko? mình thấy bạn lão lãng luôn mà lo gì nhỉ? hehe
oh my god  ::) đang xoắn cả lên đây nè chứ ở đó   mrun:) cày với chả bừa , hết giải tích sang đại số rồi sang hóa hoc-) lại còn aerobic nữa cơ chứ :((