Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=11839 : Bài tập dao động điều hoà của con lắc lò xo : Mikyo 09:00:49 PM Ngày 09 September, 2012 Đề bài: Con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên là L, treo quả nặng khối lượng m thì lo xo dãn ra 1 đoạn là a. Hỏi tốc độ khi vật qua VTCB là bao nhiêu?
1. 0 2. [tex]ag[/tex] 3. [tex]Lg[/tex] 4. [tex]\sqrt{ag}[/tex] 5. [tex]\sqrt{Lg}[/tex] 6. [tex]\sqrt{\frac{ag}{L}}[/tex] Đáp án của bài này là [tex]v[/tex] = [tex]\sqrt{ag}[/tex] Có điều là em đọc lời giải nhưng không hiểu. Giải: Đặt vận tốc cần tìm là [tex]v[/tex]. Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng đối với chiều dài tự nhiên (phía trên tâm dao động 1 đoạn a) và tâm dao động (bài này là em đọc trong sách của nước ngoài và dịch ra như thế ạ) [tex]mga = \frac{1}{2}mv^{2} + \frac{1}{2}ka^{2}[/tex] Có: [tex]k[/tex] = [tex]\frac{mg}{a}[/tex] thay vào pt => [tex]v[/tex] = [tex]\sqrt{ag}[/tex] Ở đây em không hiểu [tex]mga[/tex] ở vế trái là cái gì. [tex]\frac{1}{2}[/tex]mv[tex]v^{2} + [tex]\frac{1}{2}[/tex]a^{2}[/tex] là cơ năng tại VTCB lấy gốc tại chiều dại tự nhiên thì em hiểu. Nhưng tại sao lại bằng mga ạ? Mọi người giải thích giúp em! : Trả lời: Bài tập dao động điều hoà của con lắc lò xo : Hà Văn Thạnh 09:31:10 PM Ngày 09 September, 2012 Đề bài: Con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên là L, treo quả nặng khối lượng m thì lo xo dãn ra 1 đoạn là a. Hỏi tốc độ khi vật qua VTCB là bao nhiêu? + Tại vị trí chiều dài tự nhiên, treo vật vào thì vật dao động (theo tôi nói dãn ra đoạn là a ý nói đến độ giãn ở VTCB) nên biên độ [tex]A=a=\Delta L0 ==> v = A.\sqrt{\frac{g}{\Delta L0}}=a.\sqrt{\frac{g}{a}}=\sqrt{ag}[/tex]1. 0 2. [tex]ag[/tex] 3. [tex]Lg[/tex] 4. [tex]\sqrt{ag}[/tex] 5. [tex]\sqrt{Lg}[/tex] 6. [tex]\sqrt{\frac{ag}{L}}[/tex] Đáp án của bài này là [tex]v[/tex] = [tex]\sqrt{ag}[/tex] Có điều là em đọc lời giải nhưng không hiểu. Giải: Đặt vận tốc cần tìm là [tex]v[/tex]. Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng đối với chiều dài tự nhiên (phía trên tâm dao động 1 đoạn a) và tâm dao động (bài này là em đọc trong sách của nước ngoài và dịch ra như thế ạ) [tex]mga = \frac{1}{2}mv^{2} + \frac{1}{2}ka^{2}[/tex] Có: [tex]k[/tex] = [tex]\frac{mg}{a}[/tex] thay vào pt => [tex]v[/tex] = [tex]\sqrt{ag}[/tex] Ở đây em không hiểu [tex]mga[/tex] ở vế trái là cái gì. [tex]\frac{1}{2}[/tex]mv[tex]v^{2} + [tex]\frac{1}{2}[/tex]a^{2}[/tex] là cơ năng tại VTCB lấy gốc tại chiều dại tự nhiên thì em hiểu. Nhưng tại sao lại bằng mga ạ? Mọi người giải thích giúp em! + Còn bài giải của sách em nói, chắc chọn mốc thế năng tại VTCB + Biên trên cách VTCB 1 đoạn a : W1=thế năng đàn hồi + thế năng hấp dẫn + động năng = 0 + m.g.a + 0 + Vị trí cân bằng : W2= thế năng đàn hồi + thế năng hấp dẫn + động năng = [tex]1/2ka^2+0+1/2mv^2[/tex] Áp dụng ĐLBTNL ==> KQ bài toán. : Trả lời: Bài tập dao động điều hoà của con lắc lò xo : Mikyo 01:56:25 PM Ngày 10 September, 2012 Em cảm ơn thầy ạ.
Lúc đầu em không nghĩ là biên A = a nên cứ loay hoay tìm không ra đc mga. Bây giờ thì em hiểu rồi ạ. |