Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

GIẢNG DẠY VẬT LÝ => SGK MỚI -TRAO ĐỔI & GÓP Ý => : smallwonder_1992 11:12:31 PM Ngày 26 August, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=11608



: liệu có phải một nghịch lí?
: smallwonder_1992 11:12:31 PM Ngày 26 August, 2012
              Thưa các thầy cô và các bạn, em là sinh viên năm 3 đang theo học ngành sư phạm vật lý trung học phổ thông. Hiện em đang học học phần tên là:" phương pháp giảng dạy vật lý trung học phổ thông". Chúng em được học về phương pháp đặt câu hỏi dẫn dắt cho đơn vị kiến thức(có thể là một định nghĩa, một công thức hay một bài học). Giáo viên phải đặt hệ thống câu hỏi dẫn dắt từ thí nghiệm hay hiên tương thực tế để học sinh tư duy, suy nghĩ trả lời câu hỏi, từ đó dần dần dẫn dắt học sinh đến với đơn vị kiến thức đúng đắn. Em nghĩ là phương pháp này rất hay, giúp học sinh vừa phát triển tư duy, vừa nhớ bài giảng lâu hơn.

              Có một điều chắc chắn đã từng tồn tại, bản thân em cũng đã từng gặp khi học phổ thông. Đó là khi học sinh có sách giáo khoa ngay trước mặt, định nghĩa hay công thức về đơn vị kiến thức giáo viên đang đề cập đến hiển hiện ngay trên bàn học, ngay trước mặt các em. Sẽ không ít học sinh dựa vào các định nghĩa, công thức đang có sẵn trong sách giáo khoa, trả lời đúng câu hỏi dẫn dắt của giáo viên mà không cần đầu tư suy nghĩ gì nhiều. Chưa kể đến việc học sinh đã đọc trước sách giáo khoa ở nhà(điều mà giáo dục nước nhà đang khuyến khích để học sinh chủ động hơn với kiến thức mới). Các em không cần suy nghĩ nhiều mà vẫn đưa ra câu trả lời đúng cho câu hỏi mà giáo viên đưa ra để  KÍCH THÍCH TƯ DUY cho các em. Em thiết nghĩ có mâu thuẫn gì ở đây chăng? Câu hỏi giáo viên đưa ra là thừa hay sách giáo khoa và cách học tự đọc sách ở nhà trước là thừa? Nếu sau này chúng em là giáo viên, chúng em dạy học sinh theo phương pháp đã nêu trên trong bộ môn "phương pháp giảng dạy vật lý thpt" ; chúng em gặp phải tình huống đưa câu hỏi dẫn dắt, học sinh trả lời đúng vanh vách mà chẳng hiểu gì, tư duy không được kích thích chỉ vì câu trả lời đã có trong sách;thì có phải chúng em không nên cho học sinh dùng sách giáo khoa? những kiến thức cô trò tư duy tìm hiểu đúc kết được trên lớp sẽ được ghi rõ ràng trong vở, bài tập luyện tập vốn có trong sách giáo khoa thì giáo viên sẽ đưa ra sau mỗi bài học. Hay nếu chúng em cho học sinh dùng quyển sách giáo khoa và dùng cách học chủ động đọc sách ở nhà thì phương pháp dạy học đặt hệ thống câu hỏi phải được thay đổi? Và nếu thay đổi thì thay đổi ra sao?
               Thưa thầy cô và các bạn. Em chỉ là một sinh viên, kiến thức, kinh nghiệm còn rất yếu kém. Em không dám chỉ trích hay phản bác những phương pháp đã tồn tại rất lâu trong phương pháp giảng dạy nói chung và phương pháp giảng dạy vât lý nói riêng. Em chỉ có thắc mắc và mạo muội đưa ra để các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến!
                Em xin chân thành cám ơn!


: Trả lời: liệu có phải một nghịch lí?
: gvluuchanhtrung 01:07:12 AM Ngày 04 September, 2012
Bạn không thể cấm HS đọc sách. Nhưng bạn có thể cho HS hiểu sau nói vậy. VD bạn có thể đặt câu hỏi: "em hiểu thế nào là  dao động điều hòa, tách câu hỏi ra: "em hiểu thể nào là dao động" HS hiểu sau trả lời như thế, sau đó dẫn dắt tiếp các em hiểu thề nào là điều hòa chẳng hạn. Nếu các em trả lời như sách thì bạn có thể nói vui thê2 là đọc sách trả lời rồi, em cứ hiểu sau em nói vậy". Chúc bạn thành công trong sự nghiệp giáo dục./.


: Trả lời: liệu có phải một nghịch lí?
: smallwonder_1992 11:41:29 AM Ngày 05 September, 2012
em cám ơn thầy. Ý kiến của thầy rất hay và bổ ích. Em sẽ vận dụng nó trong giảng dạy sau này


: Trả lời: liệu có phải một nghịch lí?
: Lê Nhật Trường 02:51:16 PM Ngày 02 January, 2016
mình xin kể lại cách hopcj trên lớp của mình là không bao giờ mở sách giáo khoa khi thầy cô giảng bài để chăm chú nghe giảng, thói quen này hình thành từ thời tiểu họcm duy tri thành công ở thcs và thpt, nhưng đại học thì lại thất bại với mình. vì môi trường đại học dễ ru ngủ và gây mất cảm hứng, nếu mình làm giáo viên thì sẽ như giáo viên tiểu học đã dạy mình là yêu cầu học sinh gấp sách lại vì theo mình học sinh không thê tiếp thu kiến thức trọn vẹn và tập trung chú ý khi mắt nhìn sách, tai nghe giảng được mà cả mắt và tai phải nghe giảng.


: Trả lời: liệu có phải một nghịch lí?
: Nhím con 12:01:05 AM Ngày 07 January, 2016
mình đi thực tập, cô giáo hướng dẫn của mình không có nói là giáo án phải soạn theo sách giáo khoa, các câu hỏi, các thí nghiệm không nhất thiết là phải y chan trong SGK. Vậy nên đâu ai bắt mình đưa ra vấn đề, hỏi câu y chan sách giáo khoa để học sinh nhìn sách giáo khoa trả lời.
Cùng nghiên cứu kiến thức thì học sinh có thể nghiên cứu trước ở nhà cũng chẳng sao, nhung nếu ko chịu nghe giảng mà nhìn chằm chằm vào SGK tìm câu trả lời mới là vấn đề. Vấn đề của bạn theo mình nghĩ là quan sát học sinh và hạn chế bọn trẻ nhìn chằm chằm hay ôm sách để trả lời các câu hỏi là đc  ^-^


: Trả lời: liệu có phải một nghịch lí?
: Lê Nhật Trường 10:28:47 AM Ngày 19 October, 2016
mình học đại học sư phạm vật lý,nên minh thấy
1 giảng viên dạy minh phương pháp chưa từng dạy phổ thông, nội dung môn phương pháp đã hàn lâm lại càng hàn lâm thiếu thực tế hơn, chắc giảng viên của bạn cũng vậy
2 giáo dục và phương pháp giáo duc ở nước mình theo minh đã bị hổng ở thượng tầng, và trung tầng thì mình là sinh viên đang học theo vết xe đỗ đó và hạ tầng sau này nếu có đi dạy sẽ rập khuôn theo thôi (tội cho học sinh thế hệ 2k)
3. ở thòi tiểu học các giáo viên dạy thường yêu cầu học sinh gấp sách và tập trung nghe giảng, vậy tùy trường hợp có thể yêu cầu gấp sách và tập trung nghe giảng chắc sẽ tốt cho cả trung học cơ sở và trung học phổ thông, vì sách giáo khoa có thể về nhà xem lại (nếu học sinh siêng năng và không kín lịch học thêm), chảng học sinh nào vừa tiếp thu một cách tốt nhất nếu mặt nhìn một phương tai nghe một hướng cụ thể là mắt nhìn sách, tai nghe thầy cố giảng thậm chí là có thể tiếp thu méo mó thông tin gây ngộ nhận.
4. theo cách dẫn dắt rập khuôn theo kịch bản như vậy và theo ý bạn nó đã tôn tại từ lâu va theo ý mình nó là sự rập khuôn nặng lối mòn thay vào đó thế hệ sinh viên như chúng ta nên "nghĩ ngoài cái hộp" và quán triệt bạn là đùng hòng mà mong giảng viên thay đổi, vì họ không trẻ và không cấp tiến để thay đổi đâu mà đơn giản là bảo thủ.
5. thay vì sử dung phương pháp đặt câu hỏi và hỏi máy móc theo kịch bản thì có thể xây dựng ngân hàng câu hỏi, tùy vào trình độ lớp học, tình huống sư phạm, và nhiều điều kiện tác động khác mà sử dụng linh hoạt các câu hỏi có trong ngân hàng câu hỏi để tránh bị động và mất quyền làm chủ định, hướng lớp học của giáo viên (cụ thể là sv như chúng mình đó, đi thực tập sẽ biết). và sau khi dạy học có thể hiệu chỉnh câu hỏi, bổ sung câu hỏi mới vào ngân hàng câu hỏi đẻ các tiết dạy sau được cải thiện(các tiết của lớp sau hoặc các lớp của năm sau)
6. tóm lại là trước mắt cứ học theo thầy, cải thầy núi không đẻ nhưng nhẹ thì điểm thấp, nặng thì không qua môn (nói vậy chứ mình không làm được như vậy nếu bắt mình học theo những gì mà mình không thấy phù hợp kết quả là chán học, điểm thấp và có môn đang cỏn nợ)
7. có nhiều nội dung giáo viên cứ dạy rập khuôn mà không đánh giá nên có nhiều cái sai không được phát hiện và phát hiện muộn, tóm lại sách giáo khoa không phải là kinh thánh và giáo viên không phải là giáo sĩ, (tùy ý bạn hiểu nếu bạn học tốt môn lịch sữ vật lý và hiểu rõ khái niệm đêm trường trung cỗ)
 hy vọng là bạn là một trong những nhà cải cách giáo dục, cái mà giáo dục đang thiếu trầm trọng, nhưng mà khôn dân khó trị bạ à