Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : anhngoca1 10:36:43 AM Ngày 27 June, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=10712



: giúp bài con lắc lò xo
: anhngoca1 10:36:43 AM Ngày 27 June, 2012
giúp mình với các bạn
  một con lắc lò xo đặt nằm ngang một đầu cố định,đầu kia gắn vật nhỏ . lò xo có độ cứng 200N/m. m=200g. vật đang đứng yên tại vị trí cân bằng thì tác dụng vào vật 1 lực F=4N không đổi trong 0,5s. sau khi ngừng tác dụng vật dao động với biên độ là bao nhiêu
  mọi người cho ình hỏi, lực F tác dụng như thế thì dc gi??


: Trả lời: giúp bài con lắc lò xo
: Nguyễn Tấn Đạt 10:56:37 AM Ngày 27 June, 2012
giúp mình với các bạn
  một con lắc lò xo đặt nằm ngang một đầu cố định,đầu kia gắn vật nhỏ . lò xo có độ cứng 200N/m. m=200g. vật đang đứng yên tại vị trí cân bằng thì tác dụng vào vật 1 lực F=4N không đổi trong 0,5s. sau khi ngừng tác dụng vật dao động với biên độ là bao nhiêu
  mọi người cho ình hỏi, lực F tác dụng như thế thì dc gi??

Lực F tác dụng trong 0,5 s tạo ra xung của lực [tex]F.\Delta t[/tex]
. Độ biến thiên động lượng bằng xung của lực

ta có: [tex]\vec{P_O}-\vec{P_A}=F.\Delta t; \vec{P_A}=\vec{0}[/tex]

=> [tex]P_O=F.\Delta t\Leftrightarrow mv_o=F.\Delta t=>v_O=10m/s[/tex]

=> [tex]A=\frac{v_O}{\omega }=\sqrt{10}cm/s[/tex]




: Trả lời: giúp bài con lắc lò xo
: anhngoca1 11:11:00 AM Ngày 27 June, 2012
thầy ơi đáp án là 4cm ạ


: Trả lời: giúp bài con lắc lò xo
: havang1895 12:11:36 PM Ngày 27 June, 2012
giúp mình với các bạn
  một con lắc lò xo đặt nằm ngang một đầu cố định,đầu kia gắn vật nhỏ . lò xo có độ cứng 200N/m. m=200g. vật đang đứng yên tại vị trí cân bằng thì tác dụng vào vật 1 lực F=4N không đổi trong 0,5s. sau khi ngừng tác dụng vật dao động với biên độ là bao nhiêu
  mọi người cho ình hỏi, lực F tác dụng như thế thì dc gi??

Xét lại tính chính xác của bài toán một tí

Đến khi lực tác dụng cân bằng với lực ma sát thì khi tác dụng lực lò xo cũng không bị nén thêm hay giãn thêm, do đó độ lệch cực đại chỉ là: 4 = 200.A --> A = 2cm.

Nếu giải bải toán theo bảo toán năng lượng với chú ý là t = 2,5T --> s = 10A. Dùng công thức F.s.t = 1/2.k.A^2 cung không ra kq.

Nếu dùng theo công thức F.delta(t) = m.v0 thì lại ra giống datheon.

Nói chung là bài này còn nhiều vấn đề và không thích hợp thi ĐH