Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : Quỷ Lệ. 09:17:54 PM Ngày 22 June, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=10493



: Bài điện xoay chiều cần giúp đỡ.
: Quỷ Lệ. 09:17:54 PM Ngày 22 June, 2012
1.Một đoạn mạch xoay chiều gồm cuộn dây có điện trở thuần R,độ tự cảm L nối tiếp với một tụ điện có điện dung C đặt dưới HDT XC có giá trị HD ổn định.Cđ dđ qua mạch là i1 =3cos100pi.t(A).Nếu tụ C bị nối tắt thì cđ dòng điện qua mạch là i2=3cos(100pi.t - pi/3)(A).Hệ số công suất trong 2 trường hợp trên lần lượt là:

2.Một mạch dao động của một máy thu thanh gồm một cuộn dây thuần cảm có L=150microH và một tụ có điẹn dung C=250pF .Để thu được sóng có bước sóng từ 25m đến 250m thì phải ghép thêm một tự xoay Cx như sau
A.ghép song song 1,178pF < Cx<221pF
B.Ghép song song 1,173pF <Cx<117,3pF
C.Ghép nối tiếp 1,173pF< Cx < 117,3pF
D.Ghép nối tiếp 1,178pF < Cx<221pF



: Trả lời: Bài điện xoay chiều cần giúp đỡ.
: onehitandrun 10:10:51 PM Ngày 22 June, 2012


2.Một mạch dao động của một máy thu thanh gồm một cuộn dây thuần cảm có L=150microH và một tụ có điẹn dung C=250pF .Để thu được sóng có bước sóng từ 25m đến 250m thì phải ghép thêm một tự xoay Cx như sau
A.ghép song song 1,178pF < Cx<221pF
B.Ghép song song 1,173pF <Cx<117,3pF
C.Ghép nối tiếp 1,173pF< Cx < 117,3pF
D.Ghép nối tiếp 1,178pF < Cx<221pF
Dễ thấy là ghép nối tiếp loại được A,B
Ta có [tex] \lambda_0=365m [/tex]
Ứng với bước sóng 25m ta có [tex] \frac{C}{C_{1td}}=\frac{{\lambda_0}^2}{{\lambda_1}^2}=213,16 \to C_{1td}=1,173 \to C_1=1,178 [/tex]
Ứng với bước sóng 250m ta có [tex] \frac{C}{C_{2td}}=2,136 \to C_{2td}=117,3 \to C_2=221 [/tex]
Vậy  [tex]     1,178pF<C_x<221pF [/tex]


: Trả lời: Bài điện xoay chiều cần giúp đỡ.
: onehitandrun 10:24:08 PM Ngày 22 June, 2012
1.Một đoạn mạch xoay chiều gồm cuộn dây có điện trở thuần R,độ tự cảm L nối tiếp với một tụ điện có điện dung C đặt dưới HDT XC có giá trị HD ổn định.Cđ dđ qua mạch là i1 =3cos100pi.t(A).Nếu tụ C bị nối tắt thì cđ dòng điện qua mạch là i2=3cos(100pi.t - pi/3)(A).Hệ số công suất trong 2 trường hợp trên lần lượt là:
Để ý ở cả 2 biểu thức giá tri hiệu dụng I bằng nhau
Do I không đổi nên tổng trở Z cũng không đổi mà [tex] cos\varphi=\frac{R}{Z} [/tex] nên [tex] cos\varphi [/tex] cũng không đổi
Gọi [tex] {\varphi}_1,{\varphi}_2 [/tex] lần lượt độ lệch pha của cường độ i  so với u trong 2 trường hợp:
Do [tex] cos{\varphi}_1=cos{\varphi}_2 \leftrightarrow \varphi_1=-\varphi_2 [/tex] (1)
Và [tex] \varphi_1 -\varphi_2= \frac{-\pi}{3} (2) [/tex]
Từ (1),(2) ta có [tex] \varphi_1=-\frac{\pi}{6}, \varphi_2=\frac{\pi}{6} [/tex]
Nên [tex] cos{\varphi}_1=cos{\varphi}_2=\frac{\sqrt{3}}{2} [/tex]