Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => : dtquang11090 11:16:54 PM Ngày 21 June, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=10436



: dao động cơ nhờ mọi người giúp với
: dtquang11090 11:16:54 PM Ngày 21 June, 2012
Một con lắc lò xo nằm ngang có độ cứng k = 100 N/m, một đầu cố định. đầu kia gắn vào một vật khối lượng 100g. Vật chuyển động có ma sát trên mặt bàn nằm ngang dọc theo trục lò xo. Ban đầu đưa lò xo đến vị trí bị nén 6 cm rồi buông nhẹ. Khi vật đi qua vị trí bị nén 4 cm thì có tốc độ 40 cm/s. Khi đi qua vị trí lò xo không bị biến dạng lần thứ nhất thì vật có tốc độ là bao nhiêu???


: Trả lời: dao động cơ nhờ mọi người giúp với
: thienhavosodoi 11:20:36 PM Ngày 21 June, 2012
Một con lắc lò xo nằm ngang có độ cứng k = 100 N/m, một đầu cố định. đầu kia gắn vào một vật khối lượng 100g. Vật chuyển động có ma sát trên mặt bàn nằm ngang dọc theo trục lò xo. Ban đầu đưa lò xo đến vị trí bị nén 6 cm rồi buông nhẹ. Khi vật đi qua vị trí bị nén 4 cm thì có tốc độ 40 cm/s. Khi đi qua vị trí lò xo không bị biến dạng lần thứ nhất thì vật có tốc độ là bao nhiêu???
ra 14pi hả bạn


: Trả lời: dao động cơ nhờ mọi người giúp với
: dtquang11090 11:24:57 PM Ngày 21 June, 2012
đáp án là 20căn6 (cm/s) bạn à


: Trả lời: dao động cơ nhờ mọi người giúp với
: chuottuivn94 11:36:27 PM Ngày 21 June, 2012
Câu này ý tưởng của mình là thế này nhé :
Tại vị trí đầu tiên , Cơ năng của con lắc là 1/2 K . A  bình phương. ( vì để vị trí lò xo nén 6 nên A 6)
Tại vị trí lò xo nén 4 Tức là quãng đường đã đi là 2: Tại vị trí này ta tính được năng lượng  : thế năng đàn hồi còn lắc lò xo + Năng lượng mất đi do đi quãng đường 2 cm + Động năng ( trong này còn ẩn là hệ số ma sát ) .
Cho hai cái trên bằng nhau tính được hệ số ma sát .
+ Tại vị trí lò xo không biến dạng . Năng lượng gồm : năng lượng mất đi do ma sát đi quãng đường 6 cm + Động năng .
Bạn cho cái này bằng cái ban đầu bạn sẽ tìm được đáp án !


: Trả lời: dao động cơ nhờ mọi người giúp với
: dtquang11090 12:01:41 AM Ngày 22 June, 2012
Ở mặt thoáng chất lỏng có 2 nguồn sóng A, B dao động theo phương đứng với phương trình lần lượt là uA= acos(omega.t), uB=2asin(omega.t). Bước sóng trên mặt chất lỏng là r, coi biên độ sóng là không đổi khi lan truyền. Điểm M trên mặt chất lỏng không nằm trên đường AB, cách nguồn A, B những khoảng là 18.25r và9.5r. biên độ dao động tại M là??( đáp án là a )


: Trả lời: dao động cơ nhờ mọi người giúp với
: chuottuivn94 12:09:35 AM Ngày 22 June, 2012
(http://nn8.upanh.com/b4.s29.d1/ccb47008bfe704a9216436af19c2b68a_46419328.cau1.gif) (http://www.upanh.com/cau_1_upanh/v/frfa3i3g2fi.htm)
Mình làm thế này liệu sai ở đâu nhỉ? không lại không ra đáp án nhỉ ?


: Trả lời: dao động cơ nhờ mọi người giúp với
: dtquang11090 12:14:16 AM Ngày 22 June, 2012
xin lỗi  vì dữ kiện mình đưa ra sai, độ cứng k=10 N/m :D,  :D :D :D, theo cách của bạn thì mình làm ra đúng đáp án roài.
Có ai làm giúp mình bài thứ 2 với


: Trả lời: dao động cơ nhờ mọi người giúp với
: chuottuivn94 12:33:23 AM Ngày 22 June, 2012
Câu này bạn viết phương trình sóng ra rùi tính thui, đề bạn đánh không rõ khó xem quá!


: Trả lời: dao động cơ nhờ mọi người giúp với
: dtquang11090 12:40:40 AM Ngày 22 June, 2012
nhưng mà biên độ sóng ở 2 nguồn khác nhau mình k biết cộng lại thế nào. :D,


: Trả lời: dao động cơ nhờ mọi người giúp với
: tnhung94 12:48:24 AM Ngày 22 June, 2012
Bạn cứ tổng hợp như tổng hợp 2 dao động điều hòa binh thường thôi mà


: Trả lời: dao động cơ nhờ mọi người giúp với
: Điền Quang 01:00:17 AM Ngày 22 June, 2012
Ở mặt thoáng chất lỏng có 2 nguồn sóng A, B dao động theo phương đứng với phương trình lần lượt là uA= acos(omega.t), uB=2asin(omega.t). Bước sóng trên mặt chất lỏng là r, coi biên độ sóng là không đổi khi lan truyền. Điểm M trên mặt chất lỏng không nằm trên đường AB, cách nguồn A, B những khoảng là 18.25r và9.5r. biên độ dao động tại M là??( đáp án là a )

Ta có: [tex]u_{A}= acos\omega t[/tex] và [tex]u_{B}= 2acos\left< \omega t - \frac{\pi }{2}\right>[/tex]

Phương trình sóng tại M:

[tex]u_{1M}= acos\left< \omega t - \frac{2\pi d_{1}}{\lambda }\right>[/tex]

[tex]u_{2M}= 2acos\left< \omega t - \frac{2\pi d_{2}}{\lambda }- \frac{\pi }{2}\right>[/tex]

Độ lệch pha giữa hai sóng tới: [tex]\Delta \varphi = \frac{2\pi \left(d_{2}-d_{1} \right)}{\lambda } + \frac{\pi }{2} = -17 \pi [/tex]

Biên độ sóng tổng hợp tại M:

[tex]A_{M}^{2}=A_{1M}^{2}+ A_{2M}^{2}+2A_{1M}A_{2M}cos \Delta \varphi[/tex]

[tex]A_{M}^{2}=a^{2}+ 4a^{2}+2.a.2acos \left< -17 \pi \right> = a^{2} \Rightarrow A_{M}= a[/tex]