Thảo luận đề thi THPT QG môn Vật Lý

(1/18) > >>

Điền Quang:
THẢO LUẬN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÝ - 2015
MÃ ĐỀ: 138

Thư Viện Vật Lý sẽ cập nhật topic này sau, và chúng tôi sẽ gõ toàn bộ nội dung đề thi ra máy. Và chỉ dùng mã đề đó để thảo luận.

Chúng ta sẽ thảo luận đề thi và giải chi tiết một số câu khó, câu hay tại topic này. Để quá trình thảo luận được tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng, chúng ta cần thực hiện các quy định sau:

1. Thảo luận chung một mã đề2. Sau khi thực hiện quy định 1. Bất cứ thảo luận nào, đề nghị mọi người trích dẫn nội dung câu đó ra, những bình luận như "Câu 12 mã đề 869 giải như thế nào?"; "Đáp án câu 24 mã đề 123 là sai?" đều bị xóa. Vì làm mất thời gian người đọc phải tra lại mã đề.3. Khi thảo luận đề nghị xưng hô lịch sự, trao đổi với tinh thần tôn trọng nhau.
Do đề thi có nhiều câu tương đối dễ, cho nên tại đây, chúng ta chỉ thảo luận từ câu 31 đến 50.

Điền Quang:
THẢO LUẬN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÝ - 2015
MÃ ĐỀ: 138

Câu 31: Đồ thị theo thời gian của chất điểm 1 (đường 1) và chất điểm 2 (đường 2) như hình vẽ, tốc độ cực đại của chất điểm 2 là [tex]4\pi (cm/s)[/tex]. Không kể thời điểm t = 0, thời điểm hai chất điểm có cùng li độ lần thứ 5 là:
A. 4,0s                    B. 3,25s                   C. 3,75s                   D. 3,5s


 

Điền Quang:
THẢO LUẬN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÝ - 2015
MÃ ĐỀ: 138

Câu 32: Một đám nguyên tử Hidro đang ở trạng thái cơ bản. Khi chiếu bức xạ có tần số [tex]f_{1}[/tex] vào đám nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa 3 bức xạ. Khi chiếu bức xạ có tần số [tex]f_{2}[/tex] vào đám nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa 10 bức xạ. Biết năng lượng ứng với trạng thái dừng của nguyên tử Hidro được tính theo biểu thức: [tex]E_{n}=-\frac{E_{0}}{n^{2}}[/tex] ([tex]E_{0}[/tex] là hằng số; n = 1; 2; 3; ...). Tỉ số [tex]\frac{f_{1}}{f_{2}}[/tex] là:
A. [tex]\frac{10}{3}[/tex]                        B. [tex]\frac{27}{25}[/tex]                            C. [tex]\frac{3}{10}[/tex]                        D. [tex]\frac{25}{27}[/tex]

Điền Quang:
THẢO LUẬN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÝ - 2015
MÃ ĐỀ: 138

Câu 33: Hai mạch dao động điện từ lý tưởng đang có dao động điện từ tự do với cùng cường độ dòng điện cực đại [tex]I_{0}[/tex]. Chu kỳ dao động riêng của mạch thứ nhất là [tex]T_{1}[/tex], của mạch thứ hai là [tex]T_{2}=2T_{1}[/tex]. Khi cường độ dòng điện trong hai mạch có cùng độ lớn và nhỏ hơn [tex]I_{0}[/tex] thì độ lớn điện tích trên một bản tụ điện của mạch dao động thứ nhất là [tex]q_{1}[/tex] và của mạch thứ hai là [tex]q_{2}[/tex]. Tỉ số [tex]\frac{q_{1}}{q_{2}}[/tex] là:
A. 2                             B. 1,5                            C. 0,5                                 D. 2,5
 

Điền Quang:
THẢO LUẬN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÝ - 2015
MÃ ĐỀ: 138

Câu 34: Tại nơi có gia tốc [tex]g = 9,8 (m/s^{2})[/tex], một con lắc đơn có chiều dài dây treo 1m, đang dao động điều hòa với biên độ góc 0,1 rad. Ở vị trí có li độ góc 0,05 rad, vật nhỏ của con lắc có tốc độ là:
A. 2,7 cm/s                   B. 27,1 cm/s                           C. 1,6 cm/s                        D. 15,7 cm/s

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page