Một vài câu hỏi thắc mắc mong các bạn giải giúp mình

(1/2) > >>

wanbidn:
Câu 1: Người ta cần truyền một công suất điện một pha 10000kW dưới một hiệu điện thế hiệu dụng 50kV đi xa. Mạch điện có hệ số công suất cos = 0,8. Muốn cho tỷ lệ năng lượng mất trên đường dây không quá 10% thì điện trở của đường dây phải có giá trị
A. R < 20   B. R < 25   C. R < 4   D. R < 16
Câu 2: Một toa xe trượt không ma sát trên một đường dốc xuống dưới, góc nghiêng của dốc so với mặt phẳng nằm ngang là α = 300. Treo lên trần toa xe một con lắc đơn gồm dây treo chiều dài l = 1(m) nối với một quả cầu nhỏ. Trong thời gian xe trượt xuống, kích thích cho con lắc dao động điều hoà với biên độ góc nhỏ. Bỏ qua ma sát, lấy g = 10m/s2. Chu kì dao động của con lắc là
A. 2,135s   B. 2,315s   C. 1,987s   D. 2,809s
Câu 3: Một máy biến thế có hiệu suất 80%. Cuộn sơ cấp có 150vòng, cuộn thứ cấp có 300vòng. Hai đầu cuộn thứ cấp nối với một cuộn dây có điện trở hoạt động 100, độ tự cảm 318mH. Hệ số công suất mạch sơ cấp bằng 1. Hai đầu cuộn sơ cấp được đặt ở hiệu điện thế xoay chiều có U1 = 100V, tần số 50Hz. Tính cường độ hiệu dụng mạch sơ cấp.
A. 1,8A   B. 2,0A   C. 1,5A   D. 2,5A
Câu 4: Trong phản ứng phân hạch của U235 năng lượng tỏa ra trung bình là 200MeV. Năng lượng tỏa ra khi 1kg U235 phân hạch hoàn toàn là
A. 12,85.106 kWh   B. 22,77.106 kWh   C. 36.106 kWh   D. 24.106 kWh
Câu 5: Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có năng lượng dao động  E = 2.10-2(J) lực đàn hồi cực đại của lò xo F(max) = 4(N). Lực đàn hồi của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là F = 2(N). Biên độ dao động sẽ là
A. 2(cm).   B. 4(cm).   C. 5(cm).   D. 3(cm).
Câu 6: Hai con lắc đơn có chiều dài  l1 & l2 dao động nhỏ với chu kì T1 = 0,6(s), T2 = 0,8(s) cùng được kéo lệch góc α¬0 so với phương thẳng đứng và buông tay cho dao động. Sau thời gian ngắn nhất bao nhiêu thì 2 con lắc lại ở trạng thái này.
A. 2(s)   B. 2,5(s)   C. 4,8(s)   D. 2,4(s)
Câu 7: Hạt nhân  ban đầu đang đứng yên thì phóng ra hạt α có động năng 4,80MeV. Coi khối lượng mỗi hạt nhân xấp xỉ với số khối của nó. Năng lượng toàn phần tỏa ra trong sự phân rã này là
A. 4,89MeV   B. 4,92MeV   C. 4,97MeV   D. 5,12MeV

nguyen_lam_nguyen81:
 %-) Theo mình bạn lên đưa những vấn đề thắc mắc ít một thôi. Nếu bạn thắc mắc hoặc không có lời giải nhiều bài, thi bạn hãy đưa lên từng bài một khi diễn đàn đã giúp đỡ bạn hết bài này bạn hãy đưa bài khác. Chứ ai đọc 7 bài của bạn đã thấy ngán rồi, vì mọi người có thể có lời giải, cách làm, chú ý. Nhưng nghĩ ngồi đánh 7 câu này quả là dài.

Câu 7: Hạt nhân  ban đầu đang đứng yên thì phóng ra hạt α có động năng 4,80MeV. Coi khối lượng mỗi hạt nhân xấp xỉ với số khối của nó. Năng lượng toàn phần tỏa ra trong sự phân rã này là
A. 4,89MeV   B. 4,92MeV   C. 4,97MeV   D. 5,12MeV

Trước hết mình có ý kiến về câu 7 này.
Phóng xạ là phản ứng tỏa năng lượng, năng lượng tỏa ra dưới dạng động năng của các hạt nhân con, hoặc năng lượng của photon ( phóng xạ gama đi kèm). Vậy bài toán này chưa có đủ dữ kiện để làm.

wanbidn:
Thank, bạn đã góp ý. Nhưng mình nghĩ mình post lên bạn nào biết bài nào thì góp ý mình bài đó, mọi người cùng thảo luận ý mà.
còn Câu 7 thì mình nghĩ bạn nói đúng hì. Thank

Ly.$_@:
Câu 1 : Ta có hao phí khi truyền tải điện năng là : Đenta_P = (P^2*R)/(U^2*cosy^2)
   Mặt khác để cho tỉ lệ năng lượng mất trên đường dây ko quá 10% thì :(Đenta_P/ P) < 0.1
Từ đó tìm ra khoảng giá trị R
Câu 2:Nếu con lắc đơn dao động trên mặt đường nghiêng 1 góc anpha so với mp nằm ngang thì :
       g(hiệu dụng)=g*cosy           (1)          .   
        Mà T=2*pi*căn [L/g(hd)]
( Nếu bạn muốn hiểu rõ công thức ( 1) thì chỉ cần vẽ hình vẽ và chiếu lên trục Ox là ra ngay công thức ấy à ...)
( Câu này bi ghi bị sai : gốc nghiêng của dóc so với mặt phẳng nằm ngang là a=300 , ???? , ở đây có thể bạn đánh bị nhầm chăng : 30 độ , chứ chẳng có góc nghiêng nào là 300 cả , :D)
Câu 4: Ta có cứ 1g U235 thì chứa N(A)/235 nguyên tử    ( N(A) là số Avonga )
      Ta đổi đơn vị : 200MeV=  X (j)
       1Kg Ụ tỏa ra [ N(A)*X*10^3 ]/ 235=...( cái này tự tính nha )
( mình ko có mang máy tính theo nên mình chỉ đưa ra cách làm thôi, thông cảm , " X" là ...kết quả sau khi đã đổi đơn vị ấy , )
Mà còn điều này nữa : đáp án của bạn đưa ra mình thấy nó sao sao ấy : Vd: 12,85.106 KWh là sao ?
ý mình bảo là vị trí của dấu " ," và dấu "." , ko hiểu !!, Mặt # ở đơn vị : Nặng lượng tỏa ra có đơn vị là Jun chứ sao lại là KWh ???!!!
câu 5 : Ta có    E=(K*A^2)/2   => K*A= 2*E/A    (1)
                       F(max)=K*(đenta_L + A)= K*đênta_L  +  K*A      (2)
                       F= K*đenta_L         ( 3)
Thế (1) và (3) vào (2)=> A =....
Câu 6 : Cái vấn đề quan trọng ở đây là xác định được yêu cầu của đề : Và vấn đề ở đây chính là câu : Sau thời gian ngắn nhất bao nhiêu thì 2 CON LẮC LẠI Ở TRẠNG THÁI NÀY .."
Đây là bài toán thuộc dạng : Sự trùng phùng của 2 con lắc
        Ta có thời gian giữa  lần trùng phùng liên tiếp nhau là
             t= [T(1)*T(2)]/ [[[T(1)-T(2)]]]   
   ( Mình tính nhẩm hình như đáp án bằng 2,4  :D  )
  Lưu ý : mình ko biết đánh kí hiệu GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI nên tạm thời lấy [[...]] là làm ký hiệu dấu GTTD vậy  :D
Câu 7 : thì như lam_nguyen đã bảo rồi
Còn câu 6 thì mình nhớ ko nhầm thì đã từng có đọc được công thức này :
        " Nếu máy biến thế ko đạt 100% <=> cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp có chứa "linh kiện"
     Khi đó ta có công thức : e(1)/e(2)=N(1)/N(2)= [ U(1)-I(1)*R(1)]/ [ U(2)-I(2)*R(2)]
             giờ ta xét ở cuộn sơ cấp có : cosy=1 => CH => Z=R,    và U(1)=100
      Thứ cấp : Z(L)=100   R=100 ,  => Z=100*căn2 ,
bạn thế vô , bấm máy tính giải thử nha .. :D
( Ngoài lề : Ờ thì nếu bạn ko có thời gian rảnh thì có thể post nhiều bài để cho anh chị em trong diễn đàn " nghiên cứu " dần dần cũng được , chứ chắc cũng cuối cấp nên chắc cũng ko rảnh nhiều nhỉ  :))
                     

nguyen_lam_nguyen81:
Câu 4: Ta có cứ 1g U235 thì chứa N(A)/235 nguyên tử    ( N(A) là số Avonga )
      Ta đổi đơn vị : 200MeV=  X (j)
       1Kg Ụ tỏa ra [ N(A)*X*10^3 ]/ 235=...( cái này tự tính nha )
( mình ko có mang máy tính theo nên mình chỉ đưa ra cách làm thôi, thông cảm , " X" là ...kết quả sau khi đã đổi đơn vị ấy , )
Mà còn điều này nữa : đáp án của bạn đưa ra mình thấy nó sao sao ấy : Vd: 12,85.106 KWh là sao ?
ý mình bảo là vị trí của dấu " ," và dấu "." , ko hiểu !!, Mặt # ở đơn vị : Nặng lượng tỏa ra có đơn vị là Jun chứ sao lại là KWh !!!
Cảm ơn Phạm ngọc bảo Trâm. Nhưng mình xin chỉnh lý một chút.
Số nguyên tử U có trong (1 kg là 10^3. 6,02.10^23)/235        nguyên tử.
1kg U tỏa ra  là (200.10^6.10^3. 6,02.10^23)/235 ) Mev
1kg U tỏa ra  là (200.10^6.10^3. 6,02.10^23)/235 ) . 1,6.10^-19    =81974468,09 .10^6J
Mà 1KWh= 10^3 W.3600 s =36.10^5 Ws= 36.10^5 J
1kg U tỏa ra  là (200.10^6.10^3. 6,02.10^23)/235 ) . 1,6.10^-19    =81974468,09.10^6 J=22,77.10^6 kWh

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page