Lại nói về trạng thái dừng...

<< < (2/4) > >>

cmt07:
Một số tài liệu có dùng công thức tính năng lượng trạng thái dừng là [tex]\frac{-13,6}{n^{2}}[/tex] (eV). Tại sao năng lượng lại là một số âm?

tengrimsss:
Trích dẫn từ: cmt07 trong 11:41:50 pm Ngày 19 Tháng Hai, 2011

Một số tài liệu có dùng công thức tính năng lượng trạng thái dừng là [tex]\frac{-13,6}{n^{2}}[/tex] (eV). Tại sao năng lượng lại là một số âm?



     Không có gì là lạ ở đây cả, vì thứ mà các bạn được học ở cấp 3 là theo tiên đề của nhà bác học Bohr
Bohr đưa ra 2 đề xuất chính với mô hình nguyên tử như sau:
   - Trong nguyên tử electron chỉ có thể chuyển động trên quỹ đạo xác định có bán kính xác định. Khi quay trên quỹ đạ o đó, năng lượng được bảo toàn.
   - Mỗi quý đạo ứng với một mức năng lượng của electron. Quỹ đạo gần hạt nhân nhất ứng với mức năng lượng thấp nhất, càng xa hạt nhân, năng lượng càng cao.
Đó là 2 tiên đề chính của Bohr, và kết hợp với nhà bác học Planck, Bohr đưa ra công thức tính năng lượng của Electron khi quay quanh hạt nhân như sau:

                        [tex]\large E_{n}= - \frac{1}{8 \varepsilon _{0}^{2}} . \frac{me^{4}}{h^{2}} . \frac{1}{n^{2}}[/tex]
 
              Trong đó: [tex]\large \varepsilon _{0}[/tex]: hằng số điện môi chân không được tính
                            bới 
                                        [tex]\large \varepsilon _{0} = 8,854.10^{-12} \frac{C^{2}}{J.m}[/tex]
                           
Công thức của bạn nêy trên chỉ đúng cho electron của nguyên tử Hidro thoi bạn ah.


Còn nó âm là đúng đó, vì
            Khi electron chuyển từ quỹ đạo này sang quỹ đạo khác thì xẩy ra sự hấp thụ hoặc giải phóng năng lượng, nó hấp thụ năng lượng khi chuyển từ quỹ đạo gần ra xa hạt nhân và ngược lại.
            Lượng tử năng lượng của bức xạ được giải phóng hoặc hấp thụ bằng hiệu giữa hai mức năng lượng và có tần số và bước sóng được xác định bằng công thức ( khi electron chuyển từ n đến m)
           
           [tex]\large \varepsilon = h \gamma = h \frac{c}{ \gamma } = E _{n} - E_{m}[/tex]
Ở cấp 3 chỉ được vậy thôi, chắc bạn cũng biết Bohr có nhiều hạn chế
Bạn có thể đọc sách đại học, họ sẽ nói rất cụ thể về vấn đền này và một phương trình phát triển tổng quát hơn của Bohr, đó là Phương trình Schrodinger
hi :P
 

vinci:
Em xin được mạn phép góp ý:
Từ công thức tính năng lượng trạng thái dừng [tex]\frac{-13.6}{n^{2}}[/tex]
Ta nhận xét:
Muốn chuyển từ trạng thái dừng n sang trạng thái dừng khác cần năng lượng tối thiểu là [tex]\Delta E=\frac{13,6}{n^{2}}-\frac{13,6}{(n+1)^2}[/tex]
Để ý thấy n càng lớn thì delta E càng nhỏ, nghĩa là năng lượng cần thiết để chuyển sang trạng thái khác càng nhỏ, nguyên tử càng kém bền vững.
Ta có điều ngược lại là phù hợp với câu hỏi, nghĩa là mức năng lượng thấp thì nguyên tử càng bền vững.

quangtrunghd1987:
Tiên đề 1 có viết:nguyên tử chỉ tồn tại trong những trạng thái có năng lượng hoàn toàn xác định gọi là các trạng thái dừng.Trong các trạng thái dừng nguyên tử,nguyên tử không bức xạ
Xin hỏi thầy cô giáo một câu .Trong trạng thái dừng nguyên tử có hấp thụ năng lượng hay không?

quangtrunghd1987:
Trong sách giáo khoa vật lí nâng cao lớp 12. có bài tập số 2 trang 241 nội dung như sau:
câu 2:Khi nguyên tử ở trạng thái dừng thì
A.nguyên tử không bức xạ và không hấp thụ năng lượng
B.nguyên tử không bức xạ nhưng hấp thụ năng lượng
Vậy theo các thầy cô thì phương án nào đúng nhât?

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page

[*] Previous page